Mytour blogimg_logo
Tags:
khám phá thế giớicảnh đẹp thế giới ẩm thực thế giớidu lịch thế giới
06/04/20232.7500

Độc đáo phong tục truyền thống đón Giáng Sinh ở một số nước trên thế giới - Phần 2 năm 2024

Bạn có thấy chăng, không khí Giáng Sinh đang tràn ngập trên khắp phố phường, len lỏi trong từng con ngõ nhỏ, từng ngôi nhà xinh xắn và nhen nhóm trong trái tim của từng Sinh linh? Tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới lại có những phong tục độc đáo riêng để đón chào ngày lễ này - ngày lễ cuả tuyết, của những cây thông Noel hòa mình trong ánh đèn rực rỡ muôn màu, ngày của trẻ thơ với các ước nguyện hồn nhiên, trong trẻo. My Tour sẽ giới thiệu đến bạn cách đón mừng ngày Chúa Giáng sinh độc đáo ở một số nước trên thế giới nhé!

 

Xem thêm: Độc đáo phong tục truyền thống đón Giáng Sinh ở một số nước trên Thế Giới (Phần 1)

 

Noel

Ồ, Noel đã về - Ảnh: Clermont Poliquin.

 

3. IRELAND:

 

Giáng sinh thật sự thể hiện những điều tuyệt vời nhất của đất nước và con người Ireland. Từ những ngày hội tưng bừng cho đến những trò đùa vui, những sum họp gia đình, hòa nhạc trong nhà thờ, những cuộc liên hoan kéo dài triền miên và những con đường, khu thương mại lung linh, rực sáng trong ánh đèn. Tại Ireland, lễ Giáng Sinh kéo dài khoảng hai tuần và được mọi người coi là kì nghỉ đông.

 

Noel

Thành phố Galway rợp mình trong ánh đèn. Ảnh: Declan Colohan

 

Noel

Chiếc ruy - băng nơ rực rỡ tô điểm thêm cho Clerys Store tại Ireland - Ảnh: Clem Mason.

 

Ireland

Màu xanh cuả thông phủ khắp con đường - Ảnh: Declan Colohan.

 

Dưới đây là một số hoạt động lễ Giáng Sinh được yêu thích tại đất nước này.

 

TẬP QUÁN THẮP NẾN BÊN CỬA SỔ

 

Người Ireland sẽ thắp nến trên cửa sổ để mời các vị Thánh hoặc những người qua đường mệt mỏi đang tìm nơi dừng chân vào trong nhà của họ. Theo truyền thống, bất cứ người qua đường nào đã dừng chân tại một ngôi nhà có thắp nến trên cửa sổ thì đều được chủ nhà mời ăn tối và một chỗ để nghỉ đêm.

 

Ireland

Ánh nến lung linh bên cửa sổ - Ảnh: janetmeehan

 

Giáng sinh

Ngôi nhà cùng các ô cửa sổ được thắp sáng để mời các vị Thánh - Ảnh:Arpad Lukacs.

 

LỄ HỘI BƠI VÀO LỄ GIÁNG SINH TẠI FORTY FOOT, NAM DUBLIN

 

Lễ hội bơi được diễn ra khắp Ireland vào buổi sáng ngày 25/12, nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là ở Forty Foot Rock, phía Nam Dublin. Vào buổi sáng ta có thể thấy hàng trăm người trong đồ bơi nhảy từ mỏm đá xuống biển.

 

GIÁNG SINH TẠI FORTY FOOT

Nhiều người đến Forty Foot Rock để thực hiện cú nhảy ngoạn mục từ mỏm đá xuống dòng nước vùng biển Ireland - Ảnh Eimhear Collins.

 

Nhiệt độ nước của Irish Sea (Biển Ireland) vào ngày này thường là 10 độ C. Mặc dù nhiệt độ nước khá ấm nhưng chính là do nhiệt độ của không khí lạnh hơn rất nhiều nên chỉ có những người khỏe mạnh dũng cảm mới dám tham gia.

 

GIÁNG SINH TẠI FORTY FOOT

Những con người khỏe mạnh thể hiện sự dũng cảm của mình - Ảnh Eimhear Collins.

 

HÁT THÁNH CA/ DIỄU HÀNH THE WREN BOY

 

Ngày lễ Thánh Stephen, một ngày sau ngày lễ Giáng sinh, cũng là ngày quốc lễ của Ireland. Các chàng trai trẻ, được coi là các con chim hồng tước, đi từ nhà này sang nhà khác, ca hát và mang theo một chiếc gậy dài có gắn cây nhựa ruồi. Cây nhựa ruồi được coi là nơi trú ẩn của chim hồng tước, biểu tượng của Thánh Stephen.

 

Chim hồng tước

Chim hồng tước, biểu tượng của Thánh Stephen đậu trên cành cây nhựa ruồi - Ảnh: ExposuresToNature

 

Chim hồng tước

 Các chàng trai trẻ trong hình tượng chim hồng tước - Ảnh: dinglepeninsula

 

THE WREN BOY

Đoàn diễu hành ca hát trong tiếng trống, tiếng kèn rộn vang - Ảnh: eganphoto.

 

4. BA LAN

 

Là một đất nước theo Thiên chúa giáo, người Ba Lan luôn chờ cho đến khi ngôi sao đầu tiên phát sáng trên bầu trời ngày Giáng sinh. Ai nhìn thấy nó đầu tiên có thể ngồi vào bàn và bắt đầu bữa tối.

 

Ba Lan

Ba Lan lấp lánh chờ đợi ngôi sao đầu tiên phát sáng trên bầu trời - Ảnh: Dominika Chylkowska

 

Ba Lan

Một góc ảnh lung linh khác của đất nước Ba Lan dưới nền trời xanh ngắt - Ảnh: Bartosz Budzoń.

 

Người Ba Lan gọi tiệc Giáng sinh là Wigiia. Wigilia có nghĩa là chờ đợi, chờ đợi Thiên chúa Giáng sinh. Wigilia cũng có nghĩa là ngôi Sao nhỏ, đã dẫn đường cho ba nhà Thông Thái đến chào đón Chúa Jesus trong máng cỏ hơn 2000 năm trước đây.

 

tiệc Wigilia

Trẻ em ngây ngô chờ đợi tiệc Wigilia (Ảnh minh họa) - Ảnh: Mastakila.

 

Cây thông Noel được trang hoàng đẹp đẽ. Bàn được phủ khăn trắng muốt, có lót chút cỏ khô của chiếc máng cỏ ngày nào.

 

noel

Một góc bàn ăn với cây thông noel nhỏ xinh và chiếc khăn trài bàn trắng muốt - Ảnh: Joanna Chlasta.

 

noel

Hay cách trang trí ấn tượng khác trên bàn ăn trắng - Ảnh: Igor Polyakov.

 

Sau khi ngôi sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời, các thành viên trong gia đình trao nhau bánh thánh oplatek (là chiếc bánh quế mỏng có in quang cảnh Chúa ra đời) và cầu nguyện cho một năm mới an lành. Đây cũng là thời điểm tha thứ, bỏ qua cho nhau những  khiếm khuyết , những điều chưa vừa ý nhau trong qua khứ.

 

Người Ba Lan không ăn thịt trong bữa tiệc Wigilia. Thay vào đó, bữa tiệc có tới 12 món tượng trưng cho 12 tông đồ của Giê-su, phần lớn làm từ cá: Cá chép nhồi, cá chép rán, cá trích sốt rượu, cá trích sốt kem, mứt hoa quả, salat rau củ, súp nấm, khoai tây hấp, nước sốt kem nấm và một số loại bánh cổ truyền.

 

noel

Những chiếc bánh thánh oplatek có quang cảnh chúa ra đời - Ảnh: Okn.

 

noel

Tiệc Wigilia thịnh soạn với các món ăn từ cá và rau củ - Ảnh: naturallyjoanna.

 

Gia đình người Ba Lan thường mời khách đến dự bữa ăn đêm Giáng sinh. Số lượng đĩa dọn ra bàn phải luôn là số lẻ 5, 7 hay 9… và số người tham gia phải luôn bằng số đĩa được dọn trên bàn.

 

noel

Bàn ăn được chuẩn bị với 7 chiếc đĩa, vậy là sẽ có 7 người dùng bữa đấy - Ảnh: Duanes Mind.

 

Xem thêm:  Các tour du lịch Quốc Tế

 

Mời các bạn xem tiếp:

Độc đáo phong tục truyền thống đón Giáng Sinh ở một số nước trên thế giới (Phần 3)

Độc đáo phong tục truyền thống đón Giáng Sinh ở một số nước trên thế giới (Phần 4)

 

Linh Sa - mytourblogs.com

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..

Các câu hỏi thường gặp
Tại sao ở Ý, người ta lại đón Giáng Sinh bằng cách đặt một bức tranh của Chúa Giêsu trên bàn ăn?
Điều này được coi là một truyền thống từ thế kỷ 16, khi người Ý tin rằng Chúa Giêsu sẽ đến thăm gia đình của họ trong đêm Giáng Sinh. Bức tranh được đặt trên bàn ăn để đại diện cho sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bữa tiệc.
Tại sao ở Pháp, người ta lại đặt một cặp giày trên lò sưởi vào đêm Giáng Sinh?
Điều này được coi là một truyền thống từ thế kỷ 12, khi người Pháp tin rằng Chúa Giêsu sẽ đến thăm gia đình của họ trong đêm Giáng Sinh và để lại một cặp giày trên lò sưởi để giữ ấm cho Chúa Giêsu.
Tại sao ở Mexico, người ta lại tổ chức một lễ hội mang tên "Las Posadas" vào thời gian từ ngày 16 đến ngày 24 tháng 12?
Lễ hội này được tổ chức để kỷ niệm hành trình của Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria tìm nơi ở trước khi Chúa Giêsu được sinh ra. Trong lễ hội, người ta sẽ đóng vai trò của Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria và đi từ nhà này đến nhà khác để tìm nơi ở, trong khi những người khác sẽ đóng vai trò của người dân địa phương và từ chối cho họ vào nhà. Cuối cùng, họ sẽ được chào đón vào một ngôi nhà và tổ chức một bữa tiệc để kỷ niệm sự kiện này.
Tại sao ở Nga, người ta lại đón Giáng Sinh vào ngày 7 tháng 1?
Điều này liên quan đến việc sử dụng lịch Julius, một lịch được sử dụng trước đây ở châu Âu. Nga đã chuyển sang sử dụng lịch Gregorian vào năm 1918, nhưng các nhà thờ Chính thống giáo Nga vẫn sử dụng lịch Julius để tính toán các ngày lễ. Do đó, Giáng Sinh được đón vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Julius.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /129