Quê hương Đồng Tháp miền Tây không chỉ nổi tiếng với màu xanh bạt ngàn của những cánh đồng lúa bất tận, với những đầm sen hồng ngào ngạt hương trong gió, với câu hò trong trẻo mà ngọt lịm của cô lái đò, mà Đồng Tháp còn được biết đến với làng chiếu Định Yên, nơi lưu truyền nghề đan chiếu truyền thống, một nét đẹp văn hóa rất Việt. Sẽ thật đáng tiếc nếu đến với Đồng Tháp mà không được một lần ngẩn ngơ chiêm ngưỡng những con đường màu sắc trong làng Định Yên, hay hồi hộp tham dự các phiên mua bán trong chợ chiếu “ma” đầy bí ẩn và ngoạn mục.
Xem thêm: Định Yên Kì I - Sắc màu làng chiếu
Hãy cùng mytourblogs.com về với làng chiếu Định Yên, Đồng Tháp, rảo bước trên những con đường sắc màu hơn 100 năm qua ấy mà nghe đâu đó vọng lại tiếng thơ tình:
Định Yên có vựa chiếu to
Lấy chồng xứ Định khỏi lo chỗ nằm
Làng chiếu Định Yên, nơi lưu truyền nét đẹp văn hóa Việt - Ảnh: Thành Trịnh
Nói đến làng chiếu Định Yên, ai cũng biết lịch sử truyền thống của nghề thủ công đã tồn tại hơn 100 tại mảnh đất miền Tây này, thế nhưng không ai biết thực sự nghề làm chiếu có đích xác tự bao giờ, do ai sáng lập. Có lẽ, vì nghề làm chiếu gắn liền với sinh hoạt của người dân miền sông nước mà được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác vẫn in đậm nét đẹp xa xưa.
Làng chiếu Định Yên đã có hơn 100 năm tuổi - Ảnh: Thành Trịnh
Nghề chiếu được lưu truyền từ thế hệ này sang thế khác ở Định Yên - Ảnh: Leduongcusc
Hầu như mọi người ở Định Yên từ trẻ nhỏ đến người già, ai cũng biết cách dệt chiếu. Hộ gia đình nào cũng có 1 đến 2 khung dệt. Ngoài ra, nhiều xưởng sản xuất chiếu bằng máy móc hiện đại cũng được thành lập để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rộng rãi của người dân cả nước.
Từ người già đến trẻ nhỏ đều biết đan chiếu - Ảnh: Leduongcusc
Đầu tư máy móc để tăng gia sản xuất chiếu - Ảnh: Starnt
Nghề làm chiếu làng Định Yên cũng đã trải qua bao bước ngoặt thăng trầm mới được vinh danh là một trong những giá trị văn hóa phi vật thể đáng được gìn giữ và lưu truyền của dân tộc ta. Trước những hội nhập của đất nước, có nhiều ngành nghề khác nhau từ công nghiệp đến thủ công nghiệp tưởng chừng đã làm mai một đi làng chiếu Định Yên.
Nghề làm chiếu ở Định Yên trải qua bao thăng trầm của thời gian - Ảnh: Nam2505
Làng chiếu Định Yên đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể - Ảnh: Icepisces
Nhưng với quyết tâm của những người con Định Yên trẻ tuổi, tràn trề nhiệt huyết, từ bỏ công việc cao sang tại thành phố lớn để về quê lập nghiệp, gầy dựng nên xưởng làm chiếu, qua bao nỗ lực, hình ảnh chiếu Định Yên lại một lần nữa được mọi người biết đến. Dần dần trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp mọi miền đất nước.
Thương hiệu chiếu Định Yên nổi tiếng khắp mọi miền tổ quốc - Ảnh: Leduongcusc
Những chiếc ghe chở chiếu Định Yên đi phân phối khắp Việt Nam - Ảnh: Leduongcusc
Ngày nay, làng chiếu Định Yên nổi tiếng với các loại chiếu như: chiếu Trà Niên, chiếu bông con cờ, chiếu vảy ốc, chiếu trắng, chiếu hoa văn, chiếu phu thê ngày cưới,… sặc sỡ sắc màu đầy sinh động và cuốn hút.
Những chiếc chiếu đầy màu sắc sắp được hoàn thành - Ảnh: Leduongcusc
“Chợ ma” làng chiếu Định Yên toàn họp vào 9h tối và kéo dài đến 12h đêm. Điểm kỳ lạ nhất của buổi phiên chợ ma làng chiếu Định Yên chính là người mua sẽ không đi, người bán sẽ không ngồi một chỗ giống như cách thức mua bán thông thường mà chúng ta vẫn hay thấy.
Chợ chiếu ma Định Yên - Ảnh: Sưu tầm
Đến với phiên chợ ma, người mua sẽ tự chọn cho mình một vị trí thích hợp tùy ý. Người bán sẽ ôm chiếu của gia đình lượn khắp ngõ ngách khu chợ để chào bán những vị khách khó tính. Nếu được giá thuận mua vừa bán thì đôi bên sẽ trao đổi hàng và tiền với nhau.
Tấp nập chợ chiếu ma Định Yên - Ảnh: Sưu tầm
Người mua ngồi chờ người bán mang chiếu đến để chọn lựa - Ảnh: Mekongculture
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Cao Lãnh, Đồng Tháp
Nhìn từ phía xa, trong ánh sáng lập lòe của những ánh đèn ánh đuốc, bóng người qua lại trong màn đêm giống như những bóng ma, vì thế mà chợ chiếu đêm Định Yên vẫn hay được gọi là “chợ ma”. Sở dĩ họp chợ vào ban đếm vì lúc trước còn nhiều địa chủ, cường hào hạch sách sưu cao, thuế nặng. Để tránh sưu thuế, người dân đã lạp chợ đêm để thực hiện mua bán, lâu dần thành nếp sống đi vào thói quen được lưu truyền hơn một thập kỷ qua.
Người dân Định Yên đội chiếu đi chợ ma - Ảnh: Mekongculture
Mặc dù bây giờ người mua chiếu có thể đến tận nhà để lấy hàng, tiện cho việc kinh doanh cũng như sinh hoạt. Nhưng nét văn hóa đẹp đẽ của một “chợ ma” ngày xưa vẫn được ghi nhớ và tái hiện như một món quà dành cho du khách khi có cơ hội ghé thăm Định Yên.
Hiện nay ở Định Yên, người mua đến tận nhà chở chiếu - Ảnh: Starnt
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đồng Tháp
Bên cạnh đó, những buổi họp chợ trên sông bán lác, bán trân để làm chiếu cũng sôi động và thu hút du khách không kém. Được ngồi trên những chiếc ghe thuyền, lênh đênh giữa sóng nước mây ngàn, nghe tiếng trao đổi mua bán, nói cười của âm điệu rất miền Tây hẳn sẽ là những trải nghiệm khó quên.
Mua bán lác trên ghe sông - Ảnh: Starnt
Cô gái bán lác ở Định Yên đầy vẻ thân thiện - Ảnh: Starnt
Với giá mỗi chiếc chiếu dao động từ 60.000 – 70.000 đồng, nghề làm chiếu không mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Định Yên, song nó cũng đủ để giúp cuộc sống vùng quê nghèo được đầy đủ, sung túc hơn. Và cũng như một lời hứa với thế hệ trước, nghề chiếu vẫn được lưu truyền và gìn giữ như một nét đẹp văn hóa không bao giờ bị phai mờ.
Mỗi chiếc chiếu có giá từ 60.000 đ đến 70.000 đ - Ảnh: Leduongcusc
Nghề làm chiếu giúp người dân Định Yên có cuộc sống sung túc hơn - Ảnh: Starnt
Xem thêm: Các tour du lịch Mekong Delta
Từ lúc sinh ra cho đến lúc trở về cùng đất mẹ, chiếc chiếu luôn đồng hành trên từng bước đường đời của người dân làng Định Yên. Mồ hôi và vết chai sạn của đôi bàn tay chân chất đã thổi hơi thở tâm tình vào từng chiếc chiếu như làm sống dậy một giá trị tinh hoa hẳn sẽ không bao giờ lụi tàn mà sẽ mãi vững bền theo năm tháng. Câu hát “Giúp em đôi chiếu em nằm, đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo…” cứ văng vẳng bên tai theo nhịp chân du khách khi một lần được trở về với Định Yên – làng chiếu tồn tại hơn 100 năm qua.
Gumi - mytourblogs.com
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..
0 Thích