Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch hà nộiđình kim ngân
06/04/20235.7790

Đình Kim Ngân năm 2024

Đời Hậu Lê, ở Thăng Long có hai nơi là chỗ tiếp các quan trên đến giao bạc để đúc và nhận bạc nén, đó là Trương Đình (đình trên) và Kim Ngân đình (đình dưới) ở số nhà 42 Hàng Bạc; đình thờ thần Hiên Viên là “ông tổ bách nghệ”.

 

Phố Hàng Bạc đã được hình thành từ thế kỷ 18. Đời Hậu Lê chỗ này là đất thuộc giáp Nỗ Hạ phường Đông Các; đến nửa đầu thế kỷ 19 là đất các thôn Đông Thọ và Dũng Hãn, thuộc tổng Hữu Túc; sang giữa thế kỷ 19 thì hai thôn sát nhập với nhau làm một gọi thôn Dũng Thọ, thuộc tổng Đông Thọ.

 

Đình Kim Ngân Hà Nội

Đình Kim Ngân Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Đoạn đầu từ ngã ba phố Mã Mây và ngã ba Hàng Bè đến ngã tư Tạ Hiện – Định Liệt. Khúc này đa số những nhà là nhà cổ, nhà nào có gác thì là gác “chồng diêm”, tức là nhà thấp, gác xép, cửa sổ nhỏ trông xuống đường; nhiều nhà kiến trúc theo lối ta xưa còn tồn tại; lác đác xen lẫn những nhà được cải tạo lại theo kiểu mới hơn; có nhà được xây hẳn lại mới, cao ráo, có gác.

 

Dân ở đoạn đầu phía đông Hàng Bạc một phần là người bản địa, một số làm nghề bán hàng cơm chứa trọ (họ ở lan cả sang đầu phố Mã Mây và ngõ Phất Lộc), vì chỗ đó ngày xưa giáp bến sông, thuyền mành cập bến dỡ hoặc ăn hàng, chủ mành ở lại lâu phải có chỗ trọ; và một phần dân phố là người làng Trâu Khê (huyện Bình Giang – Hải Dương) ra Thăng long làm nghề đúc bạc và đổi tiền.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hải Dương

 

Cổng Đình Kim Ngân Hà Nội

Cổng Đình Kim Ngân Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn gần Đình Kim Ngân Hà Nội

 

Nghề vàng bạc ở đây do Lưu Xuân Tín, người làng Trâu Khê, làm thượng thư triều Lê Thành Tông (thế kỷ 16) được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình; ông đem người trong họ hàng và nguời làng ra Thăng Long mở phường đúc bạc. Trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.

 

Người làng Châu Khê ra Thăng Long khá đông, họ cần có nơi sinh hoạt chung, nên đã mua đất thờ vọng thành hoàng làng, đất ấy ở thôn hài tượng. Trong ngõ Hài tượng hiện còn một ngôi đền mang chữ “Trâu khê vọng từ”, còn gọi là Nội Miếu. Người Trâu Khê giữ tập quán tổ chức phe giáp phỏng theo phe giáp làng gốc ( tên giáp là: Nhất – Nhị – Đông – Tây Xuyên – Trung), hàng năm mở hội hè đình đám.

 

Bên trong Đình Kim Ngân Hà Nội

Bên trong Đình Kim Ngân Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Bên trong Đình Kim Ngân Hà Nội

Bên trong Đình Kim Ngân Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

 

Người Châu Khê làm nghề đúc bạc và kiêm cả nghề đổi tiền. Đoạn phố này ở gần bến sông, tiện cho thuyền bè xuôi ngược buôn bán; họ đổi tiền kẽm lấy bạc nén bạc vụn tiện mang đi xa, nhất là những lái buôn đem vốn đi cất hàng, hoặc đổi bạc nén lấy đồng tiền kẽm cho những người đi mua vặt.

 

Đầu đời Nguyễn, trường đúc bạc bị giải thể, việc đúc bạc nén triều đình giao cho trường đúc Huế; Hàng Bạc vẫn còn giữ nghề đổi bạc. Đến khi người Pháp chiếm Hà Nội, theo nghề nghiệp từng phường, đã gọi phố này là Rue des Changeurs (Phố những người đổi bạc).

 

Đình Kim Ngân Hà Nội đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia

Đình Kim Ngân Hà Nội đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia - Ảnh: Sưu tầm

 

Đình Kim Ngân Hà Nội ngày nay

Đình Kim Ngân Hà Nội ngày nay - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội


Đoạn cuối phố ở phía tây, từ ngã tư Tạ Hiền – Đinh Liệt đến ngã tư Hàng Đào – Hàng Bồ là nơi tập trung của người làng Định Công di cư ra Thăng Long cũng làm nghề vàng bạc. Họ là những người thợ kim hoàn, tức là nhận đặt làm những đồ nữ trang như khuyên vàng, xã tích bạc, vòng xuyến, hoa, hột bằng vàng, khánh, vòng bạc cho trẻ con. Những người nhiều vốn vừa làm hàng, vừa mua vừa bán ra các đồ vàng bạc; người không có vốn nhận làm thuê lấy tiền công.

 

Đến Đình Kim Ngân Hà Nội nghe chầu văn

Đến Đình Kim Ngân Hà Nội nghe chầu văn - Ảnh: Sưu tầm

 

Nhiều sản phẩm kim hoàn độc đáo được trưng bày tại Đình Kim Ngân Hà Nội

Nhiều sản phẩm kim hoàn độc đáo được trưng bày tại Đình Kim Ngân Hà Nội - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Đến với Hà Nội, du khách hãy bỏ ra hẳn 1 ngày để dạo quanh những con phố nơi đây, đến với Đình Kim Ngân trên phố Hàng Bạc để hòa mình vào với không khí kẻ chợ, hiểu thêm bản sắc, văn hóa con người Việt Nam.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /385