Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo. Đền cũng xây theo kiểu nội công ngoại quốc với ba toà: Bái Đường, Thiên Hương, Chính Cung - thờ Lê Hoàn, bên phải là Lê Long Đĩnh, bên trái là hoàng hậu Dương Vân Nga hướng về đền vua Đinh.
Tượng vua trên bàn thờ
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Ninh Bình
Nét độc đáo ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Tương truyền, bà mẹ mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn, trong lúc đi cấy ở cạnh ao sen. Bà đã ủ Lê Hoàn trong khóm trúc và được con hổ chúa rừng xanh ấp ủ. Sau lời cầu xin của bà mẹ con hổ bỏ đi. Sau này lớn lên Lê Hoàn đã lập ra nghiệp lớn: "Phá Tống, bình Chiêm" lừng lẫy. Vì vậy mà nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất với truyền thuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hoàn.
Khuôn viên của đền
Đền vua Lê Đại Hành còn giữ nguyên được lối kiến trúc và điêu khắc ở thời kỳ Hậu Lê. Đền vua Lê Đại Hành có ba toà: Bái Đường, Thiêu Hương, Chính Cung. Đền thấp hơn đền vua Đinh, lại có nhiều bức đại tự sơn son thếp vàng, nên tạo cảm giác tráng lệ, mang tính chất huyền ảo hơn. Bái Đường đền Lê Đại Hành có nhiều mảng chạm khắc gỗ rất điêu luyện và tinh xảo. Qua Bái Đường là đến Thiêu Hương thờ tứ trụ triều Tiền - Lê.
Sảnh trước đền
Nối với Thiêu Hương là Chính Cung, gian giữa của Chính Cung, trên bệ đá đặt tượng vua Lê Đại Hành. Gian bên trái tượng vua Lê Đại Hành là tượng Hoàng hậu Dương Vân Nga, quay mặt về phía đền Đinh. Gian bên phải tượng Lê Đại Hành, đặt trên bệ đá tượng Lê Long Đĩnh (Lê Ngoạ Triều) là con thứ năm của vua Lê Đại Hành và là đời vua thứ ba của nhà Tiền Lê. Điều đặc biệt của đền Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ thứ XVII đã đạt đến trình độ điêu luyện và tinh xảo.
Cổng vào đền vua
Xem thêm: Các tour giá tốt ở Ninh Bình
Đền Vua Lê Đại Hành dựng trên nền cũ của cung điện thuộc cố đô Hoa Lư, kiến trúc cơ bản thuộc phong cách cuối thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn có sự tu sửa lớn - nhất là xây dựng thêm nửa phía ngoài. Trong cung cấm của đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê Đại Hành ở gian giữa ngồi ngai, hoàng hậu Dương Vân Nga ở gian bên trái và vua Lê Long Đĩnh ở gian bên phải. Theo lý giải của người xưa, Dương Vân Nga là cánh tay phải của vua, là người góp công đưa ông lên ngôi hoàng đế song vì lòng vẫn hướng về đền thờ người chồng cũ Đinh Tiên Hoàng nên người xưa bố trí tượng bà ngồi ở hông bên trái. Hai pho tượng ở hai gian bên xoay ngang để cùng nhìn vào gian giữa, tạo sự tập trung tăng vẻ tôn nghiêm cho nhân vật chính Lê Đại Hành.
Kiến trúc rất đẹp
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Ninh Bình
Đền Đinh - Lê là một trong những ngôi đền lớn ở Việt Nam còn sót lại. Qua các các triều đại, hai ông Vua được phong tặng nhiều mỹ hiệu. miếu thờ vua Đinh, vua Lê chưa bao giờ là của riêng một dòng họ Đinh, họ Lê nào cả. Vua Đinh - vua Lê ở đây trở thành một thượng đẳng thần không của riêng một dòng họ nào.
Vào dịp lễ hội cố đô Hoa Lư, Đền vua Đinh hay đền vua Lê đều nghi ngút hương khói. Những lễ tế diễn ra ở các đền đều mang đậm bản sắc của thời kỳ vua Đinh vua Lê. Người dân khắp bốn phương nô nức kéo về đây để tưởng nhớ công ơn của các vị vua, một mảnh đất có hai vua xứng đáng địa linh nhân kiệt trong sử sách.
0 Thích