Hàng năm cứ mỗi đõ tết đến xuân về, không khí hào hứng đón chờ lễ khai ấn Đền Trần rộn ràng khắp nơi. Ngay từ chiều và tối 14/1 âm lịch, cả thành Nam rộn ràng trong không khí chủ nhà đón khách thập phương về xin ấn, đi lễ.
Đền Trần Nam Định - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại thành phố Nam Định
Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh là cụm di tích văn hoá Trần nổi tiếng tạo lập ngay trên đất dấy nghiệp cũ của nhà Trần, thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định.
Cụm di tích văn hóa Trần nổi tiếng - Ảnh: Sưu tầm
Đền Trần là tên gọi chung, có đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, được khởi dựng từ thời Hậu Lê. Và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, được dựng từ thời Nguyễn.
Theo hồi cố của các bậc bô lão thì vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc.
Nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng - Ảnh: Sưu tầm
Các làng rước kiệu các vị thần về tụ tập ở đền Thượng để tế các vua Trần. Nghi thức này phản ánh một tập tục nghi lễ cổ: sau những ngày nghỉ Tết, từ rằm tháng Giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường. Khai ấn là mở đầu cho ngày làm việc của năm mới.
Sau này, hội Đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Nghi lễ ở đây diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần.
Hội Đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm - Ảnh: Sưu tầm
Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa qua đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Nghi thức này là hồi ảnh của cung cách của triều đình phong kiến xưa.
Những năm chẵn, hội mở to hơn những năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức trẩy về đền Trần. Hành hương về cội nguồn, ai cũng cầu mong điều tốt lành, thịnh vượng.
Khách thập phương nô nức trẩy về đền Trần - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại tỉnh Nam Định
Trước sân đền, phấp phới lá cờ đại - lá cờ hội truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ "Trần" bằng chữ Hán do hai chữ "Đông" và "A" ghép lại, mãi mãi rạng rỡ tinh thần hào khí "Đông A".
Phấp phới lá cờ đại - lá cờ hội truyền thống - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại tỉnh Nam Định
Lễ hội được cử hành trang nghiêm. Đám rước với cờ quạt, chiêng trống, kiệu lễ, kiệu bát cống, kéo dài hàng nửa cây số. Hội có nhiều trò vui hấp dẫn như: chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, múa bài bông và hát văn - tương truyền có từ thời Trần truyền lại. Theo sử sách, đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông nhà vua cho mở tiệc mừng suốt ba ngày liền gọi là "Thái Bình diên yến". Trần Quang Khải đã sáng tác điệu múa mừng chiến thắng mang tên múa “bài bông”. Vũ công là những cô gái xinh đẹp mặc quần áo dân tộc, mỗi người đặt một chiếc đòn gánh ngắn trên vai, hai đầu quẩy hai chiếc giỏ xếp đầy hoa hoặc hai chiếc đèn lồng bằng giấy. Người múa còn cầm chiếc quạt phụ hoạ cho động tác múa. Múa “bài bông” chia thành bát dật, lục dật, tứ dật đến thời Nguyễn đã thành quy củ. Đến nay phường Phương Bông ngoại thành Nam Định vẫn hình thành đội múa có trình độ điêu luyện.
Lễ hội được cử hành trang nghiêm - Ảnh: Sưu tầm
Cứ 10 khắc trên lụa đỏ chỉ có 1 tấm duy nhất là có giá trị vì được cắt ra từ tấm áo hoàng bào của các đời vua. Và nếu ai may mắn được tấm lụa đó thì coi như đã đắc lộc, đắc thọ.
Quang cảnh đền Trần xế chiều - Ảnh: Sưu tầm
Đến Đền Trần đầu năm, thắp nén hương thơm cầu xin một năm mới sức khỏe , công việc thuận lợi , học hành thành đạt, gặp nhiều may mắn. Trên tay ai cũng có thêm tấm ấn vua ban, lại khấp khởi hy vọng mọi sự tốt đẹp hơn trong năm tới. Để năm sau hóa vàng tấm ấn cũ và tiếp tục tìm đến Đền Trần xin ấn mới.
Đền Trần nằm ở xã Đạo Lý, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km về phía đông bắc.
Đền Trần được xây dựng vào thế kỷ XIII để tưởng nhớ các vị vua Trần đã đánh bại quân Nguyên Mông và giành lại độc lập cho đất nước. Đền Trần là nơi thờ cúng các vị vua Trần và là di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Đền Trần có kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng đá xanh và đá đen, với nhiều tòa tháp, cổng và đình. Ngoài ra, Đền Trần còn có nhiều bia đá khắc hình ảnh các vị vua Trần và các tướng lĩnh của quân đội Trần.
Lễ hội Đền Trần diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ các vị vua Trần và cầu mong cho sự bình an và phát triển của đất nước.
Nam Định là tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng, thuộc miền Bắc Việt Nam.
Nam Định có nhiều địa danh nổi tiếng như chùa Bà Đanh, chùa Khoái, chùa Trấn Quý Cáp, đền Trần, đền Bà Chúa Kho, cầu Nhật Tân, bãi biển Xuân Thành, đồng Sen,...
Nam Định có nhiều món ăn ngon như bánh gai, bánh đa, bánh cáy, bánh chưng Nam Định, nem Nam Định, chả cá Nam Định, lẩu cá Kèo,...
0 Thích