Theo thần phả, sắc phong và bia “Thần tích” của đền làng Tư Thế thì làng (xã) nơi đây xưa có tên “Tư Thế” là đất “thang mộc” của An Sinh Vương Trần Liễu-thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, được nhân dân nơi đây thờ phụng làm Thành hoàng làng.
Kiến trúc độc đáo
Căn cứ vào sử sách và văn bia “Thần tích” của đền làng Tư Thế có thể tóm tắt về công lao của An Sinh Vương Trần Liễu như sau:
Người dân đang cầu nguyện
An Sinh Vương Trần Liễu là anh ruột của vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh), cha đẻ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tổ tiên nhà Trần quê gốc ở huyện Đông Triều (Quảng Ninh), đến định cư ở hương Tức Mạc phủ Thiên Trường (Nam Định). Cuối nhà Lý, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Ngày 11 tháng 12 năm 1225, Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, dựng lên triều đại nhà Trần từ đấy. Trần Liễu từng được vua Trần Thái Tông giao chức Uý Phụ Quốc và nhận lệnh đi xứ Thanh Hoá có công dẹp giặc được phong “Hiển Hoàng”.
Quang cảnh ở đền
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Ninh
Bấy giờ, triều Trần đang trong thời kỳ dựng nghiệp, Trần Thủ Độ đã mưu ép Trần Liễu phải nhường vợ của mình cho em ruột là vua Trần Thái Tông. Trần Liễu tức giận đem quân ra sông Cái (sông Hồng) chống lại. Còn vua Trần Thái Tông đang đêm bỏ chốn lên chùa Phù Vân (Yên Tử-Quảng Ninh) để phản đối. Mặc dù, trong nội tộc vương triều Trần có mâu thuẫn, nhưng đứng trước hoạ xâm lăng của “đế quốc” Nguyên-Mông, Trần Liễu đã gạt bỏ đi những mâu thuẫn nội bộ, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, cùng con là Trần Quốc Tuấn thống nhất triều đình, động viên toàn dân đứng lên kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần, nhân dân Đại Việt đã đập tan 3 lần xâm lược của đế quốc Nguyên-Mông (năm 1258, 1285, 1288), giữ vững được nền độc lập dân tộc, vẹn toàn được non sông đất nước.
Bàn thờ rất đẹp và uy nghi
Xem thêm: Các tour giá tốt ở Bắc Ninh
Có được thắng lợi vĩ đại trước một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới bấy giờ, trước hết là tinh thần đoàn kết trong vương triều nhà Trần, trong đó có sự hy sinh to lớn vì dân vì nước của cha con An Sinh Vương Trần Liễu và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Khối đoàn kết này được truyền trong toàn quân dân Đại Việt. Tiếp đến là sự lãnh đạo thiên tài của vương triều nhà Trần, mà nổi bật là vai trò của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Công lao to lớn của Trần Quốc Tuấn đã được sử sách lưu danh, dân tộc ta tôn vinh Trần Quốc Tuấn là anh hùng dân tộc, thế giới ca ngợi ông là danh nhân quân sự.
An Sinh Vương Trần Liễu người luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, vì vậy mà tên tuổi và công lao đã sống mãi trong tiềm thức dân gian. Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ, Tư Thế là một trong những đất “thang mộc” đã thờ ông làm Thành hoàng làng. Vậy sử sách và tín ngưỡng dân gian, đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công lao của An Sinh Vương Trần Liễu người thân sinh ra Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bậc thiên tài quân sự, người anh hùng dân tộc, danh nhân thế giới.
- Đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu là một ngôi đền thờ tôn vinh vị vua Trần Liễu, người được coi là vị thần bảo vệ cho người dân trong vùng.
- Đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu nằm ở xã An Sinh, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Miền Bắc.
- Theo truyền thuyết, vua Trần Liễu đã xuất hiện trong giấc mơ của một người dân địa phương và yêu cầu xây dựng một ngôi đền để tôn vinh ông. Sau đó, người dân đã xây dựng đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu để tôn vinh vị vua này.
- Đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của Việt Nam, với các tòa nhà và cổng đền được làm bằng gỗ và đá. Ngoài ra, đền còn có nhiều tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ đẹp mắt.
- Lễ hội An Sinh Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch để tôn vinh vị vua Trần Liễu. Lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như diễu hành, hát xoan, chầu trời và đốt pháo hoa.
0 Thích