Mytour blogimg_logo
06/04/20235.3331

Đền Sĩ Nhiếp năm 2025

Sỹ Nhiếp là người truyền bá văn hóa văn minh Hán học vào nước ta, đã xây dựng Luy Lâu sầm uất như một kinh đô của nước độc lập. Ông cho dựng chùa và tạc tượng “tứ pháp”, là người mở mang và khai Hội Dâu. Sỹ Nhiếp cũng là vị Thái thú duy nhất được nhân dân ngưỡng vọng nhớ ơn và suy tôn là Sỹ Vương Tiên, Thánh Nam Giao, Nam Giao học tổ. Thế nhưng, di tích đền thờ ông hiện nay xem ra không xứng tầm với công lao ấy.
 
Đền Sĩ Nhiếp
Phía trước đền
 

Sĩ Nhiếp người gốc Trung Quốc, tổ tiên đã sang ta được 7 đời nên ông đã được xem như Việt. Trong thời gian làm thái thú 40 năm (187-226), hai lần được phong tước: Long Bộ Đình Hầu (triều Đông Hán) và Long Biên Hầu (triều Ngô). Khi ấy, dù cả nước Hán loạn lạc liên miên nhưng vùng đất của ông quản vẫn Thái Bình thịnh trị. Ông đã cho xây dựng Luy Lâu thành trụ sở và trung tâm kinh tế, văn hóa, nơi truyền bá kinh Phật đầu tiên ở Giao Châu, mở rộng với quy mô to lớn, trở thành công trình phòng vệ kiên cố và căn cứ quân sự lợi hại. Lập trường dạy chữ Hán đầu tiên để truyền bá Nho học.

 

Đền Sĩ Nhiếp

Cổng đền cao với kiến trúc phương đông

 

Ông còn cho xây dựng một hệ thống chùa dày đặc, Hội Tứ Pháp gồm chùa Dâu (Thờ Pháp Vân), chùa Đậu (thờ Pháp Vũ), chùa Tướng (thờ Pháp Lôi), chùa Dàn (thờ Pháp Điện), lấy chùa Dâu làm trung tâm. Chính văn bia ở đền thờ Sỹ Nhiếp trong Thành Luy Lâu đã xác nhận: “Sĩ Nhiếp người nước Lỗ, là vị chân Nho, làm Thứ sử Giao Châu, hành đức giữ gìn Phật tượng ở ấp Lũng Chiền, Siêu Loại, Luy Lâu Thành”.

 

Đền Sĩ Nhiếp

Khuôn viên rộng rãi 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Ninh

 

Ông đã biến Dâu thành trung tâm phật giáo lớn và cổ xưa nhất nước ta. Các tăng sĩ Ấn Độ trực tiếp đến truyền giáo. Hệ thống chùa tháp được xây dựng dày đặc trong vùng. Chính Sĩ Nhiếp đã khéo kết hợp tín ngưỡng bản địa với Phật giáo để điển lệ hoá thành lễ hội Tứ Pháp duy trì đến tận ngày nay và nó còn lan toả sang nhiều vùng quê khác ở đồng bằng Bắc bộ.

 

Đền Sĩ NhiếpNgôi nhà trong đền

 

Vai trò của người xây dựng nên thành Luy Lâu được sách Đại Việt sử ký toàn thư nêu cao, đặt riêng là kỷ Sỹ Vương; Sử thần Ngô Sỹ Liên đánh giá: "Nước ta được thông thi thư, tập lễ nhạc là một nước văn hiến là bắt đầu từ Sỹ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà có thể truyền mãi đời sau…"". Khi Sĩ Nhiếp mất, con trai là Sĩ Huy tự xưng làm Thái Thú, nhà Đông Ngô sai Trần Thì sang thay Sĩ Nhiếp làm Thái thú. Sĩ Huy đã tổ chức quân đội chống lại quân Ngô do Lục Dận chỉ huy nhưng bị lừa bắt giết nên thất bại và được dân vùng Dâu thờ làm thành hoàng.

 

Đền Sĩ NhiếpSảnh chính của đền

Xem thêm: Các tour giá tốt ở Bắc Ninh

 

Thành Luy Lâu hiện còn giữ nguyên được một nửa thành cũ với diện tích 132.258m2 ở phía Tây Nam. Bờ thành bằng đất còn cao khoảng 1-2m, mặt thành rộng 1,5m. Trong khu vực thành còn đền, mộ, chùa, tứ trấn (4 gò đất nhô cao lên so với mặt thành). Qua một số đợt khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều cổ vật quý, dày đặc dưới lớp đất canh tác như: Đồ gốm, gạch ngói thời Hán, hàng trăm lò nấu đồng, móng gạch có niên đại sớm và dấu tích của một kiến trúc cổ đã bị cháy…

 

Với giá trị lịch sử to lớn, nhà nước đã sớm nghiên cứu và công nhận thành Luy Lâu là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1964.

Các câu hỏi thường gặp
Đền Sĩ Nhiếp là gì?

- Đền Sĩ Nhiếp là một ngôi đền thờ tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nằm cách Hà Nội khoảng 20km về phía đông bắc.

Lịch sử của Đền Sĩ Nhiếp như thế nào?

- Đền Sĩ Nhiếp được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, thờ Sĩ Nhiếp - một vị tướng của vua Lý Thái Tổ. Sĩ Nhiếp đã có nhiều đóng góp lớn cho sự nghiệp giúp đất nước đánh bại quân xâm lược của những triều đại phương Bắc.

Đền Sĩ Nhiếp có điều gì đặc biệt?

- Đền Sĩ Nhiếp được xây dựng theo kiến trúc độc đáo của người Việt Nam, với các tòa nhà, cổng đình, đình trụ, đình hành lang, đình chính, đình phụ, đình thờ thần linh, đình thờ các vị tướng quân và đình thờ các vị thần.

Lễ hội Đền Sĩ Nhiếp diễn ra vào thời điểm nào?

- Lễ hội Đền Sĩ Nhiếp diễn ra vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương đến tham dự.

Cách đi đến Đền Sĩ Nhiếp từ Hà Nội?

- Du khách có thể đi xe buýt từ Hà Nội đến Bắc Ninh, sau đó đi taxi hoặc xe máy đến Đền Sĩ Nhiếp. Hoặc có thể thuê xe ô tô hoặc xe máy để di chuyển.

1 Thích

Đánh giá : 4.4 /101