Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch hà nộikinh nghiệm du lịch Hà Nộiđền phù đổng
06/04/20237.9080

Đền Phù Đổng năm 2025

Đến đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng để rời xã khói bụi đô thành, để thưởng thức vẻ đẹp nơi thôn dã, nghiêng mình trước những công trình kiến trúc thách thức với thời gian. Và hơn hết, để ôn lại những câu chuyện truyền thuyết, trang vàng lịch sử.

 

Nằm thấp dưới đường đê, đền Gióng ngự trên một khu đất đẹp, tương truyền được xây dựng trên chính nền ngôi nhà cũ nơi Gióng sinh ra. Trước đây, nơi này chỉ là một thảo am nhưng vua Lý Thái Tổ khi dời đô ra Thăng Long đã cho xây dựng thành một ngôi đền khang trang. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền hiện tại chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắc đương đại. Nay đền còn Chính điện, Bái đường, nhà thiêu hương, hà thủy đình để múa rối nước ở ao trước đền. Tam quan được xây vào cuối thế kỷ XIX. Tượng Thánh Gióng khá lớn, đặt trong chính điện, ngồi giữa hai dãy tượng 6 quan văn , võ hầu cận, 2 phỗng quỹ và 4 viên cận binh.  

 

Đền Phù ĐổngCổng đền Phù Đổng và đôi rồng đá - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Hiện vật đáng quý ở đây là đồi rồng đá cách điệu làm bậc thềm, nét chạm khỏe và phóng khoáng; đôi sư tử đá tạc từ đời Lê Dụ Tông (1705). Thềm đền trang trí hình rồng. Ngai thờ thuộc thời Lê khá đẹp. Đôi chóe sứ cổ, tương truyền là do ái phi Đặng Thị Huệ tiến cuối thế kỷ XVIII. Ngoài ra còn có bia câu đối của Nguyễn Du, Cao Bá Quát ...

 

Từ trên đê nhìn xuống cả đền Gióng như thu vào tầm mắt với những nét cổ kính, linh thiêng. Trước đền có thủy đình nằm trong hồ bán nguyệt, được xây dựng từ thời Lý. Màu thời gian như dồn tụ lại nơi đây khi bạn khẽ chạm tay vào những viên gạch của cổng đền. Màu của quá khứ của lịch sử đến hơn 100 năm có lẻ.

  

Đền Phù ĐổngCổng nhánh - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn gần Đền Phù Đổng

  

Là người Việt Nam chắc ai cũng biết đến Gióng, cậu bé sau ba năm đã vụt lớn để trở thành người anh hùng vung gậy sắt, nhổ từng khóm tre đánh giặc. Nhưng không nhiều người trong chúng ta biết đến ngôi đền được xây dựng tại chính mảnh đất cậu bé ấy sinh ra (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) và những phát hiện mới nhất đằng sau người anh hùng dân tộc này.

 

Cổng đền được xây dựng bằng gạch, đến nay đã được 109 năm. Phía sau cổng là nhà tám mái (đúng ra là có hai tầng, mỗi tầng 4 mái), khá giống với nhà tám mái trước chùa Láng vì cũng được xây dựng từ thời Lý. Nhìn từ phía ngoài thì nhà tám mái không lớn, nhưng nếu có một ống kính góc rộng, nằm ngửa ra giữa nhà mà chụp thì chắc chắn bạn sẽ thấy rõ sự kỳ vĩ của nó. Dưới mỗi góc độ lại hiện ra một hình thù rất khác.

  

Đền Phù ĐổngThủy đình tại đền Phù Đổng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hà Nội

  

Bước vào trong là khu nhà tám mái cho mỗi du khách một cảm nhận. Có cái thâm trầm uy nghiêm lại có cái thanh tịnh phảng phất. Trầm mặc mà vẫn có nét thanh tao. Đặc biệt du khách sẽ được thấy bộ chiêng trống ấn tượng được gióng lên mỗi khi khai hội đền Gióng. Cặp chiêng trống có đường kính lên tới 1,2m với độ lớn tương đương  chiếc trống đại được trưng bày tại lễ hội hoa vừa rồi. Vào mùa lễ hội, tiếng trống, tiếng chiêng rền vang sẽ làm không khí thêm phần hào hùng trong những hoạt cảnh tái diễn trận chiến anh hùng của Thánh Gióng.

 

Sau nhà tám mái là nhà tiền tế, là nơi để thực hiện các nghi lễ. Tại đây, du khách có thể dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch “tuổi tác” khi bên trên những cột gỗ có từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17) là những bức hoành phi ghi lại những lời nói của Bác Hồ, những vần thơ Tố Hữu.

 

Đền Phù ĐổngThủy đình trước cổng đền Phù Đổng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Với mỗi ngôi đền thì phần quan trọng nhất bao giờ cũng là hậu cung, đền Gióng cũng vậy. Đây là nơi đặt bức tượng Gióng cao hơn 2m, được tạc từ cách đây trên 100 năm. Bên cạnh có hai hàng tượng gồm 6 quan văn võ, 2 người hầu đứng, 2 phỗng quỳ và 4 lính hầu.

 

Và rồi, tâm hồn du khách như được lắng lại trong cái thinh không, thanh tịnh khi bước vào không gian của chùa Kiến Sơ, công trình gắn liền với đền Gióng, nơi thờ tam đạo (Nho, Phật, Đạo). Từng nhịp chuông ngân đều cùng những tiếng đọc kinh của các cụ trong làng cho ta cảm nhận thanh bình, cho những phút lắng lòng với đời.  

 

Đền Phù ĐổngBạn hãy đến và hành hương - Ảnh: Sưu tầm

 

Về với đền Gióng hôm nay không chỉ là để nhớ về lịch sử của cậu bé làng Gióng, cậu bé sau ba năm đã vụt lớn để trở thành người anh hùng vung gậy sắt, nhổ từng khóm tre đánh giặc mà hơn hết còn tìm lại những phút lắng hồn của riêng mình chỉ với chưa đầy nửa tiếng đồng hồ đi xe máy… Đi – Đến – Cảm nhận và lắng hồn cùng lịch sử cùng thời gian giữa nhịp sống hiện đại ồn ào, xô bồ và tất bật.

mytourblogs.com - Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Đền Phù Đổng là gì?

- Đền Phù Đổng là một ngôi đền thờ tại Hà Nội, nằm ở phía Tây Nam của Hồ Tây, thuộc phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.

Lịch sử của Đền Phù Đổng như thế nào?

- Đền Phù Đổng được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, thờ phụng vị thần Phù Đổng Thiên Vương, là vị thần bảo vệ cho ngư dân và thuyền nhân trên sông Hồng.

Đền Phù Đổng có gì đặc biệt?

- Đền Phù Đổng có kiến trúc độc đáo, được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam, với các tòa nhà, cổng đền, đình, đài, đường đi đều được làm bằng đá hoa cương.

Lễ hội Phù Đổng Thiên Vương được tổ chức như thế nào?

- Lễ hội Phù Đổng Thiên Vương được tổ chức vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm, với nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội truyền thống như diễu hành, rước đền, cúng tế, hát xoan, chầu trời, đốt pháo...

Đền Phù Đổng có gì để tham quan?

- Đền Phù Đổng là một điểm tham quan lý tưởng cho du khách muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, du khách còn có thể ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của đền và tham gia các hoạt động trong lễ hội Phù Đổng Thiên Vương.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /460