Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Nghệ AnLễ hội - Sự kiện Nghệ AnĐền Ông Hoàng Mười Nghệ AnKinh nghiệm du lịch Nghệ An
06/04/202310.9120

Đền Ông Hoàng Mười năm 2024

Đền ông Hoàng Mười ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, thờ Đạo mẫu Tứ Phú nhưng vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười. Năm 2002, đền được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích Lịch sử, Văn hoá, có hai kỳ lễ hội lớn là Rằm tháng 3 Âm lịch (lễ hội khai điểm) và ngày Lễ hội giỗ ông Hoàng Mười (10/10 Âm lịch).

 

Di tích toạ lạc trên vùng đắc địa "sơn thuỷ hữu tình". Phía sau là núi Dũng Quyết làm chỗ dựa vững chắc, đền lại nằm giữa một cánh đồng lúa bát ngát, biệt lập với làng mạc nên không khí hài hoà, trong lành, tĩnh lặng. Nhìn từ trên cao sẽ thấy hình tượng đầu một con Hạc đẹp tuyệt do những con sông Mộc, sông Vĩnh tạo thành, đầu con Hạc đội Lam giang, mỏ chầu về Đồng Trụ Sơn. Đấy là nơi có đền thờ ông Hoàng Mười linh thiêng, "Mỏ Hạc Linh Từ" là tên chữ của đền, có nghĩa là ngôi đền linh thiêng toạ trên vùng đất có hình "con hạc" mà đền lại nằm ở vị trí phía "mỏ".

 
Cổng đền Ông Hoàng Mười
Cổng vào đền Ông Hoàng Mười
 
 

Tương truyền các ông Hoàng đều có gốc tích là con trai Bát Hải đại Vương ở hồ Đông Đình nên đều là Long Thần nhưng trong các văn chầu từng ông cũng như truyền thuyết ở từng địa phương thì phần lớn các ông là nhân thần, những danh tướng có công đánh giặc, khai phá đất đai. Tín ngưỡng dân gian cho rằng, ông Hoàng Mười là hoá thân của các vị Lý Nhật Quang, Lê Khôi, Nguyễn Duy Lặc, Nguyễn Duy Nhân và cả Nguyễn Xí. Đó là những nhân vật lịch sử của xứ Nghệ, có nhiều công trạng và lý lịch na ná như ông Hoàng Mười. Ông Hoàng Mười được thờ tại đền là một danh tướng thời nhà Lê, gốc ở tỉnh Nghệ An, được nhân thế hoá, phàm tục hoá thành Thái uý Vĩ quốc công, trở thành vị thần chính ở đền. Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924), vua Khải Định có sắc Phong “Quang uý Trung đẳng thần”, trong tín ngưỡng tâm linh nhân dân tôn vinh là “Thượng đẳng thần”.

 

Đền Ông Hoàng Mười - Nghệ An

 Đền Ông Hoàng Mười - Nghệ An

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Nghệ An

 

Đền được xây dựng năm 1634, từ thời hậu Lê trên mảnh đất bằng phẳng với diện tích 10.615m². Trước đây đền có quy mô bề thế với các công trình kiến trúc như tam quan có voi quỳ, hổ phục, cửa tả cửa hữu với đôi cột nanh sừng sững, ba toà hạ điện, trung điện và thượng điện uy nghi. Trong chiến tranh chống Mỹ phá hoại miền Bắc, đền phải tạm rời vào làng. Đến năm 1995, đền mới được khôi phục lại và vẫn giữ được hình dáng ban đầu.

 

Đền Ông Hoàng Mười - Nghệ An

 Hình ảnh người dân nô nức về đây dâng hương, cầu bình an

 

Toàn bộ kiến trúc của đền ông Hoàng Mười mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn. Hệ thống gỗ trong di tích được chạm trổ công phu, các chi tiết long, lân, quy, phụng được chạm khắc sinh động, phản ánh được tư duy sáng tạo, sự tài hoa của nghệ nhân xứ Nghệ. Ngoài ra đền ông Hoàng Mười hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý có giá trị lịch sử. Đặc biệt có 21 đạo sắc, bản thần tích những tài liệu hán tự, hệ thống tượng pháp... Hàng năm, vào ngày 10/10 âm lịch diễn ra lễ hội đền ông Hoàng Mười. Lễ hội có các hoạt động hấp dẫn như rước sắc bằng thuyền từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền, hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người…

 

Cách đền không xa về phía Đông Bắc là quần thể di tích về Phượng Hoàng - Trung Đô, nơi xưa kia vua Quang Trung chọn làm nơi đóng đô. Tất cả đã hợp thành một bức tranh sinh động, có núi, có sông, đồng ruộng, làng mạc, mà điểm sáng là ngôi đền linh thiêng thờ ông Hoàng Mười.

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Nghệ An

 

Lễ hội Đức thánh Hoàng Mười

 

Địa điểm: Tại đền thờ và mộ đức thánh Hoàng Mười - Xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An Lễ hội diễn ra hai lần trong một năm, một là lễ hội rước sắc vào ngày 15/3 âm lịch, hai là lễ khai điển vào ngày 10/10 âm lịch - ngày kỵ ông Hoàng Mười để ghi nhớ công đức của Ngài

 

Phần lễ: - Sáng ngày 14/3 âm lịch: lễ yết cáo - Tối ngày 14/3 âm lịch: lễ đại tế - Sáng ngày 15/3 âm lịch: Lễ dâng hương - Tối ngày 15/3 âm lịch: lễ yết cáo - Tối ngày 09/10 âm lịch: lễ đại tế - Sáng ngày 10/10/âm lịch: lễ tưởng niệm,dâng hương - Tối 10/10 âm lịch: Lễ tạ

 

Phần hội: - Chiều ngày 14 tháng ba và chiều ngày 09 tháng mười âm lịch: Rước sắc từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền. - Chiều ngày 15 tháng ba và chiều ngày 10 tháng 10 âm lịch: Hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người. - Sáng ngày 16 tháng ba và chiều ngày 11 tháng mười âm lịch: Rước sắc bằng thuyền từ đền về nhà thờ họ Nguyễn tại làng Xuân Am.

Các câu hỏi thường gặp
Đền Ông Hoàng Mười là gì?

- Đền Ông Hoàng Mười là một ngôi đền thờ tại xã Nghi Phú, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Miền Trung. Đây là một trong những đền thờ lớn và nổi tiếng nhất của Nghệ An.

Lịch sử của Đền Ông Hoàng Mười?

- Đền Ông Hoàng Mười được xây dựng vào thế kỷ XVIII, là nơi thờ cúng ông Hoàng Mười - một vị thần được coi là thần bảo vệ cho các làng xóm trong vùng. Đền được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của Việt Nam, với các tòa nhà, cổng đền, đình, đài và hành lang được xây dựng bằng gỗ.

Các hoạt động tại Đền Ông Hoàng Mười?

- Đền Ông Hoàng Mười là nơi tôn vinh và thờ cúng ông Hoàng Mười, vì vậy các hoạt động tại đây đều liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo. Các lễ hội, đại lễ, lễ cầu an, lễ cầu may, lễ hội truyền thống được tổ chức tại đền trong năm.

Cách đến Đền Ông Hoàng Mười?

- Đền Ông Hoàng Mười nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 20km, bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt. Từ Vinh, bạn đi theo đường QL1A rồi rẽ vào đường tỉnh lộ 543, đi thêm khoảng 5km là đến đền.

Thời gian mở cửa và giá vé vào thăm Đền Ông Hoàng Mười?

- Đền Ông Hoàng Mười mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày. Giá vé vào thăm đền là miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tham gia các lễ hội hoặc đại lễ tại đền, có thể phải mua vé hoặc đóng góp theo quy định của địa phương.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /164