Đền Gắm, thôn Cẩm Khê, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, thờ Ngô Lý Tín, một tướng tài có công lớn vào cuối đời nhà Lý. Đây là di tích lịch sử văn hóa được nhà nước xếp hạng năm 1992.
Ngô Lý Tín quê ở Trang Vĩnh Đồng, huyện Khoái Châu, trấn Sơn Nam, nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Cha là Ngô Huy Hiếu, mẹ là Đào Thị Phức. Ngô Lý Tín Sinh ngày 20 tháng Giêng năm Bính Ngọ. Thuở nhỏ theo học chữ Hán. Năm 18 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời. Sau khi mãn tang, ông tìm đến trang Cẩm Khê, huyện Bàng Hà thuộc tỉnh Hải Dương (nay là thôn Cẩm Khê, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) sinh sống.
Đền Gắm Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm
Cuối triều Lý, nhân loạn lạc, nhà Vua có chiếu cầu hiền, Ngô Lý Tín xin ứng mộ, đem theo 30 người thôn Cẩm Khê làm gia thần. Năm Nhâm Dần (1182), Ngô Lý Tín được phong chức Thượng tướng quân, đem quân thủy bộ đi dẹp bọn trộm cướp. Năm sau, ông được cử làm đốc tướng đi đánh quân Ai Lao quấy nhiễu biên thùy. Khi quan phụ chính đại thần là Thái sư Đỗ An Di mất (1188), triều đình cử phó thái Ngô Lý Tín làm phụ chính cho vua Lý Cao Tông, đứng đầu trăm quan của triều đình, ông la người có tài thao lược, có uy tín cao và lập nhiều công lớn.
Đền Gắm Hải Phòng xưa - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn gần Đền Gắm Hải Phòng
Đền Gắm Hải Phòng xưa - Ảnh: Sưu tầm
Sử sách ghi chép lại Ngô Lý Tín mất tháng 3 năm Canh Tuất (1190). Sách Đồng Khánh Địa dư chí ghi: ông đem quân đi đánh dẹp giặc biên, thuyền bị sóng dữ làm đắm chết. Còn thần tích đền Gắm cho hay, khi ông được vua cho nghỉ dưỡng, Ngô Lý Tín đem tướng sĩ, gia nhân về Cẩm Khê, giữa đường đi gặp bão to, ông và mọi người đều mất, hôm đó là ngày 9 tháng 10 Âm lịch.
Để ghi nhớ công lao của Ông, nhân dân Cẩm Khê lập đền thờ mang tên Đền Gắm và hàng năm mở hội làng tại Đền để răn dạy con cháu một lòng vì dân vì nước.
Đền Gắm Hải Phòng nay - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Hải Phòng
Đền Gắm Hải Phòng được công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc gia - Ảnh: Sưu tầm
Hội làng Cẩm Khê mở trong 7 ngày từ ngày 16 đến ngày 22 tháng Giêng hàng năm. Trước kia hội thường diễn ra ở đình làng. Làng tổ chức tế lễ ở đền Gắm, sau đó rước thần vị về đình làm lễ nhập tịch.
Bên cạch nhưng nghi lễ trang nghiêm, ngày hội còn nhiều trò vui như đánh đu, đấu vật, hát chèo, đánh cờ, bắt vịt, bịt mắt bắt dê… thu hút đông đảo mọi người tham gia.
Lễ hội tại Đền Gắm Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng
Lễ hội tại Đền Gắm Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng
Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Đền Gắm, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
- Đền Gắm là một di tích lịch sử, văn hóa nằm ở Hải Phòng, Miền Bắc. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 13 và là nơi thờ cúng các vị thần linh của người dân địa phương.
- Khi đến Đền Gắm, bạn nên chuẩn bị giày dép thoải mái để đi bộ trên đường lên đền. Ngoài ra, nếu bạn muốn tham quan bên trong đền, cần phải mặc quần áo lịch sự và giữ gìn vệ sinh.
- Đền Gắm được xây dựng vào thế kỷ thứ 13, thời kỳ nhà Trần. Đền được xây dựng để thờ cúng các vị thần linh của người dân địa phương và là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống.
- Đền Gắm có kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng đá và gỗ. Ngoài ra, đền còn có nhiều tác phẩm điêu khắc và bức tranh tường đẹp mắt.
- Thời điểm tốt nhất để đến Đền Gắm là vào mùa thu, khi thời tiết mát mẻ và không quá nóng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đi vào các ngày lễ hội, khi đền sẽ rất đông người.
1 Thích