Mytour blogimg_logo
Tags:
di tích lịch sửlễ hội truyền thốngdu lịch Hà Tĩnhđền Chiêu Trưng
06/04/20233.4280

Đền Chiêu Trưng năm 2024

Đền Chiêu Trưng (còn gọi là đền Võ Mục) thuộc xã Kim Đôi nay là xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Đền Chiêu Trưng được xây dựng xong vào năm năm Đinh Mão (1447), thờ danh tướng Lê Khôi.

đền chiêu trưng

Lễ hội ở đền Chiêu Trung

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Hà Tĩnh

 

Đền xây dựng trên núi Long Ngâm, ngọn núi cuối cùng của dãy Nam Giới, từ đất liền uốn lượn ra biển làm bức bình phong án ngữ phía đông cửa Sót. Ngọn Long Ngâm hình núi như trán con rồng chúi xuống biển sâu. Đền là một danh thắng thiên nhiên và di tích lịch sử đẹp nhất của tỉnh Hà Tĩnh.

Lê Khôi, thuỵ là Võ Mục con ông Lê Trừ anh thứ hai của Lê Lợi, cha mẹ mất sớm ở với chú Lê Lợi, tham gia nghĩa quân Lam Sơn từ ngày đầu cho đến lúc giải phóng hoàn toàn đất nước, có tên trong Hội Thề Lũng Nhai và danh sách 35 công thần khởi nghĩa. Lê Khôi làm quan trải 3 triều (Lê Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông) lên tới chức: Khâm sai tiết chế thủy lục như dinh, Hộ vệ thượng tướng quân.

đền chiêu trưng

Lễ giỗ đại vương Lê Khôi

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Tĩnh

 

Năm 1443 ông được phái vào làm Tổng trấn Hoan Châu thời gian này ông chú trọng phát triển nông nghiệp đắp đập khai hoang lập làng. Năm 1446, phụng mệnh vua Nhân Tông, cầm quân đi đánh Chiêm Thành, trên đường trở về ông bị bệnh nặng, đoàn chiến thuyền đến Cửa Sót dưới chân núi Nam Giới thì ông mất. Triều đình làm quốc tang, thi hài ông an táng tại chóp núi Long Ngâm và cho lập đền thờ tại đó hàng năm quốc tế truy phong. Năm 1487, được vua Lê Thánh Tông tặng phong “Chiêu Trưng đại vương”.

Trong tổ hợp Đền Cờn, Đền Quả, Đền Bạch Mã và Đền Chiêu Trưng thì đền Chiêu Trưng đến nay còn tương đối nguyên vẹn nhất, mặc dầu qua nhiều cơn binh lửa và thiên nhiên khắc nghiệt tàn phá, đã trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được dáng vẻ và cốt cách của ngày xưa. Quần thể miếu, lăng này hài hoà trong vẻ đẹp hùng vĩ của biển trời lồng lộng mang sự hoành tráng, cổ kính của kiến trúc dân tộc thế kỷ XV. Nơi đây đã in biết bao dấu chân tao nhân mặc khách của cả nước, từ nhà Vua, chủ soái thi đàn Lê Thánh Tông đến thi nhân lãng tử Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.

đền chiêu trưng

Đường đến đền Chiêu Trung

 

Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến Hà Tĩnh

 

Đền Chiêu Trưng gồm 3 tòa (Thượng - Trung - Hạ). Từ chân núi leo lên các bậc đá hai bên cây cối cổ thụ um tùm sừng sững hai cột nanh của đền. Qua cổng và vọng lâu vào đền Hạ là nơi các bô lão trong vùng đại diện người dân “tửu lệ”, tức là những người bảo quản, phục dịch họp bàn về việc tế lễ, sửa chữa đền. 

Đền Trung treo tấm hoành phi của một du khách người Hoa tên Trần Hữu Tài cúng tặng năm Càn Long thứ 35 (1770), đề 4 chữ: “Vạn khoảnh âm ba”, nghĩa là: sóng ân muôn dặm. Tòa Trung điện chạm trổ rất kỳ công, là một công trình nghệ thuật vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vừa có tính tư duy ý tưởng sâu lắng. Tất cả các đấu, đòn, xà ngang, xà dọc của Trung điện đều được khắc chạm lộng lẫy, lung linh, chỗ là tổ hợp Rồng mẹ, Rồng con, chỗ là chèo thuyền đảo nước, nơi hát múa đánh cờ vui xuân, sinh động, uyển chuyển không một nét nào thô kệch, cứng nhắc, các mảng trang trí kiến trúc vẫn còn nguyên mẫu của nghệ thuật thời Hậu Lê thế kỷ 17 - 18.

Hai bên Trung điện là hai cánh cửa nách xây cuốn tò vò, phải cúi đầu khi bước lên đền Thượng, chốn thâm cung. Nơi đây nghi ngút hương khói, mùi trầm thơm ngát. Chính giữa trên hương án sơn son thiếp vàng, xung quanh là đồ tế khí, giữa đặt bức tượng Tướng quân “Chiêu Trưng Đại vương” bằng gỗ sơn, nét chạm đẹp, trang nghiêm và phúc hậu.

Đằng sau đền là Lăng mộ Lê Khôi. Bên phải đền có hai nền đất, tương truyền đó là nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung tu luyện.
Hàng năm vào ngày 1, 2, 3 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ và hội đền Chiêu Trưng, trước ngày chính giỗ thường có trận mưa rào chiều hoặc tối mồng 1. Nhân dân trong vùng nói rằng đó là trận mưa “ tắm tượng” “ rửa đền” đón khách thập phương về tế lễ. Sau tế lễ có rước kiệu đua thuyền trên sông từ Mai Phụ đến Cửa Sót.

Các câu hỏi thường gặp
Đền Chiêu Trưng là gì?
Đền Chiêu Trưng là một ngôi đền tôn vinh vua Lý Thái Tổ, người sáng lập ra triều đại Lý đầu tiên của Việt Nam.
Đền Chiêu Trưng nằm ở đâu?
Đền Chiêu Trưng nằm ở xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 20km về phía đông bắc.
Lịch sử của Đền Chiêu Trưng như thế nào?
Đền Chiêu Trưng được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, vào thời kỳ vua Lý Thái Tổ. Sau đó, đền đã được nhiều vị vua triều đình khác sửa chữa và bảo tồn.
Đền Chiêu Trưng có những đặc điểm kiến trúc nào?
Đền Chiêu Trưng có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc Việt Nam. Đền được xây dựng trên một nền đất cao, có 3 cửa chính và 2 hàng cột đá đẹp mắt.
Đền Chiêu Trưng có ý nghĩa gì đối với người dân địa phương?
Đền Chiêu Trưng là một trong những di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của Bắc Ninh. Nó còn được coi là biểu tượng của sự tôn trọng và tôn vinh vua Lý Thái Tổ, người đã đặt nền móng cho triều đại Lý đầu tiên của Việt Nam. Đền cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /431