Mytour blogimg_logo
06/04/20235.7600

Đền Bạch Mã năm 2025

Giữa phố Hàng Buồm, tại số nhà 76-78 có một di tích lịch sử quan trọng của Hà Nội, nó gằn liền với câu chuyện dời đô của Lý Thái Tổ, và là một trong “Thăng Long tứ trấn” đó là đền Bạch Mã. Đền Bạch Mã xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức - là cửa sông Tô Lịch thông với sông Hồng - hai dòng sông huyết mạch của Hà Nội cổ.

 

Khuôn viên ngôi đền còn lại sau nhiều năm lịch sử

 

Xem thêm: Các khách sạn ở gần Đền Bạch Mã

 

Lịch sử

Xưa kia nơi đền Bạch Mã tọa lạc thuộc địa dư phường Hà Khẩu, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, Thăng Long.

Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long.

 

Cảnh rước kiệu trong ngày lễ của đền Bạch Mã

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội


Văn bia hiện còn ở đền cho biết, đền Bạch Mã được tu bổ lớn vào niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời Lê Hy Tông, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) lại được tu bổ thêm: sửa lại đền, dựng riêng văn chỉ, xây Phương đình, qui mô ngày càng rộng rãi, cảnh quan tôn nghiêm, nổi tiếng ở chốn đất thiêng.


Kiến trúc

Hiện tại ngôi đền có qui mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có Nghi môn, Phương đình, Đại bái, Thiêu hương, Cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau. Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín. Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu "giá chiêng chồng rường con nhị", đặc biệt là "hệ củng 3 phương" tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu "vòm vỏ cua" đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên các cốn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú và nét trạm chắc, khỏe.

 

Ngôi đền cổ kính với nhiều năm lịch sử, một địa điểm tâm linh thú vị

 

Hiện vật

Trong nội thất của đền, phương đình ở phía trong, bên trái có cây hương, bàn thờ, phía ngoài có miếu thờ Tề Vương Phi, bên phải phương đình thờ Bể Núi. Thiêu hương và cung cấm có ban thờ và đồ tế lễ.

 

đền bạch mã

Kiến trúc bên trong còn giữ được nguyên những sắc thái cổ kính truyền thống


Hiện đền còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị như: biađá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ, đôi phỗng, Cùng với các giá trị về kiến trúc nghệ thuật, di tích đền Bạch Mã là một nguồn tư liệu quí để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long-Hà Nội về nhiều mặt.

 

đền bạch mã

Điện thờ được bài trí nguy nga tráng lệ, theo phong cách cung đình xưa

 

Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến Đền Bạch Mã



Có hơn một nghìn năm lịch sử, Đền Bạch Mã là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

Các câu hỏi thường gặp
Đền Bạch Mã là gì?

- Đền Bạch Mã là một ngôi đền tôn giáo nằm ở phía Tây Hồ Tây, Hà Nội, Việt Nam.

Lịch sử của Đền Bạch Mã?

- Đền Bạch Mã được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, thờ phụng vị thần Bạch Mã, một vị thần được coi là bảo vệ cho người dân địa phương.

Điểm nổi bật của Đền Bạch Mã?

- Đền Bạch Mã có kiến trúc độc đáo, được xây dựng theo phong cách truyền thống của Việt Nam.

- Nơi đây còn là một điểm du lịch hấp dẫn với khung cảnh yên tĩnh, xanh mát và không khí tôn giáo trang nghiêm.

Thời gian mở cửa và giá vé vào thăm Đền Bạch Mã?

- Đền Bạch Mã mở cửa từ 8h sáng đến 5h chiều hàng ngày.

- Giá vé vào thăm Đền Bạch Mã là miễn phí.

Cách đến Đền Bạch Mã?

- Đến Đền Bạch Mã, bạn có thể đi bằng xe máy, taxi hoặc xe buýt.

- Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể chọn các tuyến xe buýt số 31, 33, 55, 58, 58A, 58B, 58C, 58D, 58E, 58F, 58G, 58H, 58K, 58L, 58M, 58N, 58P, 58R, 58S, 58T, 58U, 58V, 58X, 58Y, 58Z và xuống tại trạm Bạch Mã.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /195