Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóadu lịch Hải Phòngdi tích lịch sửđền chùa
06/04/20233.6261

Đền An Lư năm 2024

Đền An Lư thuộc xã An Lư huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

 

Sử liệu cũ thu thập tại địa phương cho thấy: vào thời Trần Duệ Tông(1370-1377), cụ tổ họ Phạm tên Viết Trinh, vốn là thương gia, dẫn 5 người thuộc các họ: Bùi, Nguyễn, Vũ, Hoàng đi qua vùng đất phía Đông huyện Thuỷ Đường(tên gọi cũ của Thuỷ Nguyên ngày nay), nhận thấy đất đai nơi đây rộng rãi nhưng dân cư còn rất thưa thớt. Họ liền bàn bạc, đồng lòng cam kết lập thành khu vực mới để ở.

 

Đền An Lư Hải Phòng

Đền An Lư Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Sau đó, từ quê nhà cũ ở Cẩm Giàng, có nhiều người tiếp tục theo đến khai phá đất đai, lập xóm, dựng làng ngày thêm đông đúc. Gia phả của các dòng họ chuyển cư này được các thế hệ con cháu lưu truyền, suy tôn cụ tổ Phạm Viết Trinh là người có công đầu trong việc thăm dò, tổ chức khai phá đất đai lập lên làng xóm An Lư ngày nay.

 

Chuyển dân cư xuống vùng đất xóm ven sông Cấm được 7 năm, dân làng liên tiếp có nhiều người bị dịch bệnh, đau ốm liên miên, lòng hoang mang, định trở về nơi cũ làm ăn, sinh sống. Khi bình tâm nhớ lại quê nhà, có môn thuốc bằng cây cỏ đem sao vàng, hạ thổ, rồi sắc uống. Bài thuốc hay do chính vị đại danh y Tuệ Tĩnh truyền lại, mọi người bảo nhau làm theo lời dặn, quả nhiên dịch bệnh bị đẩy lùi, dân cư được yên ổn.

 

Đền An Lư Hải Phòng

Đền An Lư Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn gần Đền An Lư

 

Năm đó, tại khu vực đồng Sim, dân làng lập ngôi đền nhỏ để thờ danh y, lại đặt chữ cho làng là An Lư có nghĩa là làng yên ổn, tên nôm là Xưa. Lập lại chợ Xưa, dựng thêm cây cầu 7 nhịp bắc bằng gỗ lim cho dân đi lại qua ngòi nước chảy ra sông Cấm để gợi nhớ hình ảnh quê hương cũ.

 

Trước đây, tại mảnh đất An Lư còn có nhiều công trình di tích khác như miếu Hổ, bến Bút, đình Chung được dân làng nhiều lần tổ chức nghi lễ liên quan đến việc tuyên ruyền, phổ biến phương pháp chữa bệnh bằng cỏ cây, thảo dược, lưu truyền những bài thuốc hay của vị đại danh y Tuệ Tĩnh.

 

Sắc phong Khải Định còn lưu giữ tại Đền An Lư Hải Phòng

Sắc phong Khải Định còn lưu giữ tại Đền An Lư Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hải Phòng

 

Lễ hội làng An Lư hàng năm diễn ra từ ngày 11/11 Âm lịch. Tuỳ theo điều kiện mà lễ hội có thể kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày. Điều đặc biệt cho cả huyện Thuỷ Nguyên và riêng làng An Lư là ngoài lễ hội tưởng niệm đại danh y diễn ra tại ngôi đền thờ ông, còn bảo lưu truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc địa phươngnhư: họp phiên chợ Xưa vào sáng mùng 1 tết Nguyên Đán, có đủ các sản vật địa phương và nhiều miền quê trù phú khác. Tại đây, nhân dân mùa xuân mới người ta gặp gỡ, chúc tụng nhau những điều tốt lành, hy vọng một năm mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong suốt cả một năm. Đền An Lư được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 1990.

 

 Hội Đền An Lư Hải Phòng

 Hội Đền An Lư Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng

 

Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Đền An Lư, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Đền An Lư là gì?

- Đền An Lư là một ngôi đền thờ tại xã An Lư, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam.

Lịch sử của Đền An Lư như thế nào?

- Đền An Lư được xây dựng vào thế kỷ thứ 17 để tôn vinh vị tướng quân Nguyễn Hữu Cảnh, người đã có công khai phá và định giới phía Bắc đất nước.

Đền An Lư có gì đặc biệt?

- Đền An Lư có kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng đá xanh, với nhiều họa tiết tinh xảo. Ngoài ra, đền còn có nhiều tài liệu, hiện vật liên quan đến lịch sử và văn hóa của địa phương.

Làm thế nào để đến Đền An Lư?

- Để đến Đền An Lư, bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm thành phố Hải Phòng, theo đường Lạch Tray - An Dương. Đền An Lư cách trung tâm thành phố khoảng 20km.

Đền An Lư có giá vé vào cửa không?

- Hiện tại, Đền An Lư không thu phí vào cửa. Tuy nhiên, bạn có thể đóng góp tùy ý để giúp duy trì và bảo tồn ngôi đền này.

1 Thích

Đánh giá : 4.0 /198