Mytour blogimg_logo
Tags:
vui chơi giải tríDu lịch Khánh Hòangười dân tộc văn hóa tây nguyên
06/04/20233.6940

Đàn đá Khánh Sơn năm 2024

Đàn đá Khánh Sơn được phát hiện tại huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà vào năm 1979. Đây là một loại nhạc cụ vào loại cổ sơ nhất của loài người (bộ đàn đá đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm 1949 tại Tây Nguyên - Việt Nam do ông G.Condominas, kỹ sư người Pháp). Đến Khánh Sơn, du khách sẽ được nghe những âm thanh hùng tráng của bộ đàn đá và thấy được lòng mến khách của đồng bào dân tộc Raglai.

 

Bộ đàn đá Khánh Sơn do ông ông Bo Bo Ren, người dân tộc Raglai ở Khánh Sơn đào được và cất giấu đến năm 1979 mới được công bố. Bộ đàn gồm 12 thanh đá được đẽo gọt với độ lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau, tạo nên những âm thanh khác nhau.

 

Đàn đá Khánh SơnĐàn đá Khánh Sơn - Ảnh: Sưu tầm

 

Ông Bo Bo Ren tự xếp 12 thanh đá này thành 2 bộ, mỗi bộ gồm 6 thanh, bộ A có thanh nặng nhất là 9kg, thanh nhẹ nhất 5kg. Bộ B thanh nặng nhất là 28,1kg, thanh nhẹ nhất là 10,5kg. Tổng trọng lượng của bộ A 50,5kg và tổng trọng lượng bộ B lên tới 110,8kg.

 

Đàn đá Khánh SơnDu lịch Khánh Hòa - Ảnh: Sưu tầm

 

Về niên đại, qua bước đầu nghiên cứu bộ đàn đá này đã được chế tác ít nhất cũng cách đây khoảng từ 2.000 đến 5.000 năm. Ở mỗi thanh đều có vết mòn nhẵn ở một chỗ nhất định, trừ một thanh có 2 điểm cách nhau vài centimet. Điều lý thú là khi gõ vào mỗi thanh ở bất cứ điểm nào đó cũng cho một âm thanh riêng của thanh đó rất đồng nhất, trừ thanh có 2 vết mòn nhẵn ở 2 điểm âm thanh có độ cao khác nhau.

 

Đàn đá Khánh SơnNhạc cụ độc đáo - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Khánh Hòa

 

Điểm gõ vang nhất ở mỗi thanh chính là những vết đã mòn nhẵn chứng tỏ những người chế tác ra nó đã có sự tính toán, cân nhắc khá chính xác và bộ đàn đã có quá trình sử dụng rất lâu, trước khi ông Bo Bo Ren phát hiện nên mới có được độ mòn nhẵn như vậy.

 

Đàn đá Khánh SơnBiểu diễn Đàn đá Khánh Sơn - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Đắk Lắk

 

Các nhà nghiên cứu về âm nhạc, về nhạc khí đã xếp đàn đá Khánh Sơn vào loại nhạc cụ "roi", tức là loại nhạc cụ tự rung như cồng, chiêng, đàn tơ-rưng… và bộ đàn này kết thành một nhạc khí tổng hợp nhiều "roi" theo một thang âm cố định, rất phù hợp với thang âm của bộ đàn đá Ndút Liêng Krak đang cất giữ ở Paris, đã được phát hiện từ năm 1949 ở Đắk Lắk.


Tại Khánh Sơn còn phát hiện ra những dấu hiệu chế tác đàn đá tại chỗ, chứng tỏ những cư dân từ xưa ở nơi này - dân tộc Raglai - là những người chủ thực sự của những bộ đàn đá. Sau bộ đàn đá của ông Bo Bo Ren, những năm sau này, nhiều nơi ở Tây Nguyên và ngay tại Khánh Sơn còn tiếp tục tìm được nhiều bộ đàn đá khác.

 

Đàn đá Khánh SơnBạn hãy đến và thưởng thức - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Nha Trang - Khánh Hòa

 

Lên thăm Khánh Sơn ngày nay, được bà con dân tộc Raglai vốn có truyền thống mến khách đón tiếp, bên bếp lửa nhà sàn, được uống rượu cần, được nghe các già làng kể chuyện và nhất là được nghe trực tiếp những âm thanh đàn đá ngay tại nơi chế tác ra nó từ hàng nghìn năm trước, thật là sảng khoái đối với du khách có dịp đến thăm vùng đất thiêng liêng này.

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /393