Di tích Cột Dây Thép được làm từ bốn trụ cột bằng thép gắn kết tạo thành hình tháp, chóp vuông, có chiều cao 30m với bốn chân trụ siêng theo bốn hướng. Mỗi chân trụ các nhau khỏang một mét rưỡi. Các chân trụ đều làm bằng những thanh thép có hình chữ L nối kết không đều nhau để tạo thêm sức tải lực cho tòan khối Cột Dây Thép. Ngày xưa nó là một trong những công trình bề thế của Thực dân Pháp, và nó đã được những người Cộng sản chọn làm nơi treo lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang.
Nói đúng hơn, di tích Cột Dây Thép là một hệ thống gồm hai cột dây thép. Một ở bên này sông Tiền thuộc xã Long Điền A và một ở bên kia sông thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới.
Du lịch An Giang - Ảnh: Sưu tầm
Hai cột dây thép này đứng đối xứng nhau qua con sông Tiền. Nhiều sợi dây thép to được giăng từ cột bên này qua cột bên kia sông để tạo thành một mạng lưới dây thép vượt sông Tiền. Và đấy chính là mạng lưới thông tin được chính quyền Thực dân lúc ấy dùng để thông tin liên lạc từ các xã bên này sông qua bên kia sông và ngược lại... Chính từ mạng lưới dây thép đó mới có tên gọi cho hai cột này là cột dây thép.
Cột Dây Thép - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại An Giang
Cuối tháng 3/1930, các đồng chí Lê Văn Sô, Lưu Kim Phong được Đặc uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam hồi ấy cử về Long Xuyên phối hợp với đồng chí Nguyễn Văn Cưng tiến hành tuyển chọn những người tích cực trong Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội kết nạp vào Đảng. Ban Chấp hành Lâm thời tỉnh cũng được thành lập và tích cực tiến hành xây dựng các chi bộ Đảng. Tỉnh chọn Chợ Mới làm điểm phát triển tổ chức, vì nơi đây có phong trào cách mạng mạnh, có cơ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí hội rộng, là nơi tập trung đông đảo nông dân, thợ thủ công, trí thức sớm có tinh thần chống Pháp và tay sai. Sau quá trình tìm hiểu, tuyển chọn và bồi dưỡng, tháng 4/1930, Đặc uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành thành lập một Chi bộ Đảng xã Long Điền, Chợ Mới gồm 3 đồng chí Lưu Kim Phong, Bùi Trung Phẩm và Đoàn Thanh Thuỷ. Đây là Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Chợ Mới, đồng thời cũng là Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Long Xuyên hồi ấy (tức An Giang ngày nay).
Di tích lịch sử cấp quốc gia - Ảnh: Sưu tầm
Để chào mừng sự kiện lịch sử đó, lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang đã được treo trên đỉnh Cột Dây Thép. Tiếp theo đó, một lá cờ thứ hai lớn hơn cũng được đưa lên và theo dây thép đưa ra treo ở vị trí giữa sông. Tất cả những công việc này do ông Lê Văn Đỏ, một quần chúng giác ngộ cách mạng tại địa phương trực tiếp thực hiện cùng với sự hỗ trợ gián tiếp của những quần chúng khác. Cờ đỏ búa liềm phất phới tung bay khiến kẻ thù lo sợ, còn nhân dân thì phấn khởi bàn tán xôn xao. Sau đó, cờ Đảng được tiếp tục treo ở nhiều nơi trong huyện Chợ Mới.
Toàn cảnh di tích - Ảnh: Sưu tầm
Cột Dây Thép phản ánh giá trị rất cao về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ Mới nói riêng và tỉnh An Giang nói chung trong những ngày đầu thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, là một dấu ấn trong lòng mọi người dân An Giang khi tìm hiểu về lịch sử tỉnh nhà. Nơi đây chính là điểm treo lá cờ Đảng lần đầu tiên của phong trào cách mạng tỉnh An Giang và cũng là địa điểm tập hợp quần chúng đấu tranh của Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam huyện Chợ Mới năm 1930.
Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ở Chợ Mới đã đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng, mở ra cho những người cách mạng và quần chúng yêu nước ở địa phương con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển của phong trào cách mạng ở Chợ Mới.
Bạn hãy đến và thưởng thức - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang
Cột Dây Thép vào thời kì ấy còn là nơi tập trung của đông đảo quần chúng nhân dân biểu tình, đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Những cuộc tuần hành biểu tình đã tạo nên cuộc đấu tranh rộng lớn ở Chợ Mới, đã có ảnh hưởng sâu rộng nhất là đối với nông dân ở miền Tây Nam bộ. Và cũng từ đó Cột Dây Thép đã trở thành địa danh lịch sử cách mạng, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh cách mạng từ những ngày đầu thành lập Đảng, cũng như các cuộc đấu tranh sau này.
mytourblogs.com - Nguồn: tổng hợp
- Cột dây thép là một loại cột được sử dụng để hỗ trợ các đường dây điện, đường truyền tín hiệu, đường ống dẫn nước, dầu khí, khí đốt,...
- An Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở phía Nam của Việt Nam.
- An Giang có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Chùa Bà Châu Đốc, Chợ nổi Long Xuyên, Vườn quốc gia Tràm Chim, Đền Mẫu Bà Chúa Xứ Núi Sam,...
- Miền Nam là khu vực phía Nam của Việt Nam, bao gồm các tỉnh thành phố như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang,...
- An Giang có nhiều đặc sản như cá lóc kho tộ, bánh tráng nướng, bánh xèo, bánh tét, bánh ít,...
9 Thích