Côn Đảo nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu-Á, vì vậy Côn Đảo được người phương Tây biết đến rất sớm. Năm 1294 đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý Marco Polo, gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc, số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo.
Côn Đảo là một quần đảo ngoài khơi thuộc Vũng Tàu
Xem thêm: Các khách sạn gần Côn Đảo
Từ thế kỷ 15-thế kỷ 16 có rất nhiều đoàn du hành của châu Âu ghé qua thăm Côn Đảo.
Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 các nhà tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu để ý đến các nước phương Đông. Nhiều lần các công ty của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với dụng ý xâm chiếm Côn Đảo.
Sau 3 năm, ngày 3 tháng 2 năm 1705 xảy ra cuộc nổi dậy của người Mã Lai Macassar (lính đánh thuê của chính quyền Anh), đoàn quân Anh phải rời bỏ Côn Đảo.
Bình yên một góc Côn Đảo
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vũng Tàu
Ngày 28 tháng 11 năm 1783, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), trong chuyến đem hoàng tử Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh để ký với Bá tước De Mantmarin, đại diện cho vua Louis XVI của Pháp, Hiệp ước Versailles. Đó là văn kiện đầu tiên của nhà Nguyễn nhượng cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn. Để đổi lại Pháp giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại nhà Tây Sơn.
Trải nghiệm thú vị khi câu cá ở Côn Đảo
Xem thêm: Các khách sạn ở Vũng Tàu
Tương truyền, trong đợt thứ 3 bị Tây Sơn truy sát Nguyễn Ánh đã trốn ra Côn Lôn. Sống ẩn dật mấy tháng trời ở đây. Vì thế, hiện nay ở đảo Côn Sơn có một ngọn núi cao gọi là núi Chúa; Đền thờ thứ phi của Nguyễn Ánh là Hoàng Phi Yến ở làng An Hải và Miếu Cậu thờ Hoàng tử Cải con của thứ phi Hoàng Phi Yến tại làng Cỏ Ống.
Nét thanh bình nên thơ của thiên nhiên ở Côn Đảo
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, chuẩn bị đánh Huế.
Tháng 4 năm 1861, Pháp đánh chiếm Định Tường. Chính trong thời gian này, Pháp khẩn cấp đặt vấn đề chiếm đóng Côn Đảo vì sợ Anh chiếm mất vị trí chiến lược quan trọng này.
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
10 giờ sáng ngày 28 tháng 11 năm 1861, Bonard (thủy sư đô đốc Pháp) hạ lệnh cho thông báo hạm Norzagaray đến xâm chiếm Côn Lôn.
Trung úy Hải quân Pháp Lespès Sebastien Nicolas Joachim lập biên bản: "Tuyên cáo chủ quyền" của Pháp tại Côn Đảo.
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến Côn Đảo
Ngày 14 tháng 1 năm 1862 chiếc tàu chở hàng (Nievre) chở một số nhân viên ra đảo, họ có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm hải đăng Côn Đảo, nhằm chống chế nếu có nước nào phản kháng hành động tuyên bố chủ quyền...
Núi non hùng vĩ ở Côn Đảo
0 Thích