Mytour blogimg_logo
06/04/202315.5341

Chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang năm 2024

Chùa Vĩnh Nghiêm cổ kính và tĩnh lặng, được xây dựng từ thời Lý, đến thời Trần, Vĩnh Nghiêm mang một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam. Chùa từng là nơi thuyết pháp của Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và là nơi đào tạo, định chức danh các tăng sĩ thời Trần. Ca dao cổ có câu: Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa đành.

 

Kiến trúc chùa ngày nay khá bề thế với diện tích khoảng 10.000 mét vuông gồm tam quan, chùa Hộ, nhà thiêu hương, chùa Phật, nhà tổ, gác chuông hai tầng mái và nhà trai. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) cho biết chùa có từ thời Lý, được xây dựng qui mô, sau bị binh hỏa đổ nát. Địch Vũ Hầu Nguyễn Thọ Cường hưng công tu sửa chùa vào năm 1606. Đến đầu thời Nguyễn, chùa lại được đại trùng tu: tượng Phật, tượng 3 vị tổ Trúc Lâm và nhiều bức chạm khắc có giá trị nghệ thuật được sáng tác trong lần trùng tu này. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

 

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)Đường vào chùa Vĩnh Nghiêm - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội

 

Chùa được ví như một bảo tàng Phật giáo ở miền Bắc vì đây là nơi lưu giữ nhiều tài liệu và di sản văn hóa Phật giáo quý giá, trong đó đáng chú ý nhất là bộ 3050 mộc bản khắc in các bản kinh Phật bằng chữ Hán và chữ Nôm.

 

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, được xây dựng vào đầu triều Lý (1010 - 1225). Ngoài việc thờ Phật, đây còn là nơi có lịch sử đào tạo tăng tài lâu đời nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa là nơi tổ chức khắc in và lưu trữ thư tịch Việt Nam qua các triều đại phong kiến, và cũng là nơi tàng lưu một kho tàng di sản văn hóa quý giá bao gồm: hệ thống tượng thờ (trên 100 pho), hệ thống văn bia cổ (8 bia), hệ thống hoành phi câu đối, đồ thờ... Đặc biệt là kho mộc bản kinh Phật và những thư tịch khác do các vị thiền sư Thiền phái Trúc Lâm tổ chức khắc vào nhiều giai đoạn khác nhau.

  

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)Chùa Vĩnh Nghiêm - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Bắc Giang

 

Năm 1994, Bảo tàng tỉnh Hà Bắc (nay là Bảo tàng tỉnh Bắc Giang) đã tiến hành kiểm kê, nghiên cứu về kho mộc bản quý giá này. Theo đó, kho mộc bản có tổng cộng 3.050 bản, hầu hết được khắc trong khoảng thời gian từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19. Trong đó chủ yếu là kinh, sách, các văn bản về giới luật nhà Phật và một số trước tác về thơ, phú, nhật kí… của một số vị cao tăng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Với những giá trị to lớn như vậy, kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được đánh giá là “bảo vật quốc gia”.

 

Qua khảo sát, các nhà nghiên cứu thấy rằng, những mộc bản này đều do chính các nghệ nhân vùng Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương tổ chức khắc trong nhiều khoảng thời gian khác nhau. Vật liệu dùng làm bản khắc là gỗ thị và hầu hết được khai thác tại vườn chùa. Đây là loại gỗ thường được dùng để làm bản khắc in vì gỗ mềm, mịn, dai, dễ khắc, ít cong vênh, khó nứt vỡ.

   

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)Tiền điện chùa Vĩnh Nghiêm - Ảnh: Sưu tầm

 

Các mộc bản được khắc bằng chữ Hán hoặc Nôm với kĩ thuật khắc ngược, đây là một kĩ thuật rất khó và tinh vi để khi in ra giấy sẽ trở thành chữ xuôi. Mỗi mặt khắc tương ứng với 2 trang sách. Kiểu chữ rất chân phương và sắc nét. Điều đó chứng tỏ các nghệ nhân người Việt xưa không chỉ giỏi về mặt kĩ thuật mà còn là những người rất am hiểu về cách thức tổ chức văn bản, cũng như thông thạo về chữ Hán và chữ Nôm, một loại hình chữ viết cổ có cấu tạo rất phức tạp của người Việt.

 

Kích thước các mộc bản không giống nhau tùy theo từng loại kinh sách. Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 40 đến 50cm, bản nhỏ nhất chỉ khoảng 15 x 20cm. Qua quan sát, người ta thấy rằng, bề mặt các ván in được phủ một lớp màu đen bóng, đó chính là dấu vết của mực in còn sót lại trên bề mặt bản khắc sau những lần in ấn. Và cũng chính nhờ có lớp mực in này bảo vệ nên các bản khắc vẫn tồn tại bền bỉ qua thời gian mà không hề bị mối mọt, ẩm mốc phá hỏng.

  

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)Tượng quan âm giữa hồ chùa Vĩnh Nghiêm - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Giang

 

Ngoài những giá trị về mặt hiện vật, bộ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm còn được các nhà nghiên cứu đánh giá là có giá trị rất lớn về mặt học thuật. Dựa vào nội dung các mộc bản này, người ta có thể giải mã được rất nhiều vấn đề thuộc về quá khứ như: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học...

 

Đặc biệt, sự xuất hiện hai loại hình chữ viết Hán và Nôm trên các mộc bản này còn là cơ sở giúp cho các nhà ngôn ngữ học và sử học lí giải được lịch sử và tiến trình phát triển chữ viết của người Việt, nhất là quá trình chuyển biến từ chữ Hán (của người Trung Quốc) sang chữ Nôm (loại chữ viết tượng hình do người Việt sáng tạo ra trên cơ sở của chữ Hán). Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển về mặt ngôn ngữ và chữ viết mà còn cho thấy tính tự tôn dân tộc của người Việt.

   

Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)Sân vườn chùa Vĩnh Nghiêm - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Bắc Giang

  

Với những giá trị đặc biệt như trên, kho mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm đã được các cơ quan chức năng xây dựng hồ sơ đệ trình lên UNESCO (Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hợp quốc) đề nghị công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới. Hi vọng trong thời gian không xa, kho mộc bản kinh Phật lớn nhất Việt Nam này sẽ được “đánh thức” và vinh danh sau gần hai thế kỉ ngủ quên trong lớp bụi của thời gian.

 mytourblogs.com - Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu?

Chùa Vĩnh Nghiêm nằm ở xã Quang Minh, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Miền Bắc.

Lịch sử của Chùa Vĩnh Nghiêm như thế nào?

Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, thời kỳ Lý. Chùa được xây dựng bởi vị vua Lý Thái Tổ để tôn vinh đức Phật và giáo dục nhân dân.

Chùa Vĩnh Nghiêm có gì đặc biệt?

Chùa Vĩnh Nghiêm có kiến trúc độc đáo, được xây dựng theo phong cách Trung Quốc cổ điển. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đá quý, gỗ, đồng, sơn mài, thủy tinh, v.v.

Lễ hội tại Chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra khi nào?

Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người dân đến tham quan, cầu nguyện và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của chùa.

Làm thế nào để đến Chùa Vĩnh Nghiêm?

Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm thành phố Bắc Giang. Từ Hà Nội, bạn có thể đi bằng xe bus hoặc thuê xe ô tô. Thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Vĩnh Nghiêm khoảng 2 giờ.

1 Thích

Đánh giá : 4.3 /330