Mytour blogimg_logo
Tags:
hồ Hoàn Kiếmdu lịch tâm linhdi tích lịch sửđền chùa
06/04/20235.7590

Chùa Thiên Phúc năm 2024

Tên một ngôi chùa ở thôn An Trung, nay ở nhà số 94 phố hai Bà Trưng, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm.Chùa được xây dựng vào cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn, có quy mô vừa phải. Chùa quay về hướng Tây với cổng tam quan sát hè đường Hai Bà Trưng, tiếp đến là sân nhỏ chạy vào tới chùa chính, 2 bên sân là hai dãy nhà ngang và điện thờ mẫu.

 

Chùa Thiên PhúcTam quan chùa - Ảnh: wikimapia


Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Tam quan chùa xây gạch với sáu trụ phần trên của cửa chính đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, bên dưới trang trí hình cuốn thư với ba chữ Hán "Thiên Phúc tự". Chùa chính gồm 5 gian tiền đường và hậu cung tạo thành hình chữ Đinh. Hai đầu xây kiểu bít đốc, tay ngai, bờ nóc đắp vữa hình bờ đinh, chính giữa là lưỡng long chầu mặt trời.

 

Chùa Thiên PhúcChùa Thiên Phúc - Ảnh: wikimapia

 

Phật điện được bài trí lộng lẫy với các pho tượng theo bốn lớp, trật tự các pho tượng bị xáo trộn, các pho tượng của thập điện, bồ tát rất ít. Tượng có kích thước lớn, một số được làm bằng gỗ, số còn lại được làm bằng đất luyện sơn. Tượng mang giá trị của dòng nghệ thuật dân gian thế kỉ XVIII, XIX.

 

Chùa Thiên PhúcTiền đường - Ảnh: wikimapia

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Chùa hiện có 26 pho tượng, 1 bia đá "Thiên Phúc tự bi kí" dựng năm Khải Định 7, 2 sắc phong thời Nguyễn, hai quả chuông đồng, 2 khám thờ, 4 cửa võng, 9 hoành phi, câu đối, hương án sơn son chạm hình tùng lộc.

 

Chùa Thiên PhúcChính điện - Ảnh: wikimapia

 

Chùa Thiên PhúcMột góc chùa - Ảnh: wikimapia

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Chùa đã được Nhà nước công nhận Di tích Lịch sử Văn hoá năm 1998.

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Thiên Phúc ở đâu?

Chùa Thiên Phúc nằm tại số 1 ngõ 12 đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Lịch sử của Chùa Thiên Phúc như thế nào?

Chùa Thiên Phúc được xây dựng vào năm 2002, do sư cô Thích Nữ Như Thủy trực tiếp quản lý và điều hành. Chùa có kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa phong cách truyền thống và hiện đại.

Chùa Thiên Phúc có gì đặc biệt?

Chùa Thiên Phúc có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, trong đó có tượng Phật A Di Đà cao 7m, được chạm từ đá hoa cương. Ngoài ra, chùa còn có nhiều bức tranh tường và tượng Phật khác đẹp mắt.

Thời gian mở cửa của Chùa Thiên Phúc là khi nào?

Chùa Thiên Phúc mở cửa từ 6h sáng đến 18h chiều hàng ngày.

Có phải trả tiền để vào thăm Chùa Thiên Phúc không?

Không, việc vào thăm Chùa Thiên Phúc là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đóng góp cho chùa, bạn có thể đóng tiền vào hòm đóng góp tại đây.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /507