Mytour blogimg_logo
06/04/202314.5921

Chùa Thanh Hà Thanh Hóa năm 2024

Chùa Thanh Hà hiện nay là ngôi chùa lớn của tỉnh Thanh Hóa. Khởi nguyên là ngôi chùa làng. Ra đời gần như đồng thời với Đức Thọ Vạn.

 

Cổng - Chùa Thanh Hà

Chùa Thanh Hà, một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng nhất xứ Thanh

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Thanh Hóa

 

Theo cụ Nguyễn Trọng Kỳ (Người làng Đức Thọ năm nay đã 80 tuổi) cho biết: Vị trí trước kia ở khu tiếp khách của Hội Phật giáo. Hồi ấy chỉ có 3 gian nhà gỗ theo kiểu cổ điển. Trong có ba hương án sơn son thiếp vàng và mấy pho tượng Phật rất cũ. Khuôn viên của chúa rộng, bằng phẳng và không có tường rào, không có thầy chùa. Hồi ấy có một bà già tên là Ký quê ở tận Nam Định sống độc thân, tha phương cầu thực. Làng cho bà ấy ở để trông coi quét dọn, lại cấp gạo tiền cho để không phải đi ăn xin nữa. Bên cạnh ba gian chùa có ba gian nhà thờ tổ. Ở bên trái có bốn ngôi nhà ngang. Đằng sau có ba gian nhà gỗ nhỏ và hai gian bếp. Phía trước nhà tổ bên trái có một cây sung cổ thụ và một cây nhãn. Giữa có giếng nước xây bằng vại Lò Chum(nay vẫn còn).

Chùa Thanh Hà do dân làng Đức Thọ góp công và được quan tri huyện Cẩm Thủy sắc thụ Văn Lâm Lang Mai Quý công tự Xuân Hòa(thường gọi là quan huyện Hoành) hăng hái xúc tiến cầu xin quan sở tại cho xây dựng. Hiện nay tượng quan Huyện đang thời tại chùa. Trong chùa còn có một quả chuông ghi rõ lại việc đúc chuông chùa Thanh Hà. Chuông đúc vào triều vua Thành Thái năm đầu- Kỷ Sửu ngày 10 tháng 9. (1989)

 

Khuôn viên chùa Thanh Hà

Ngôi chùa sau nhiều năm chiến tranh tàn phá đã được trùng tu lại đẹp lộng lẫy

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Thanh Hóa



Những ngày tế lễ lớn, làng thỉnh mời Hòa thượng Thích Minh Lãng trụ trì chùa Quảng Thọ sang làm chủ sự (Hòa thượng Thích Minh lãng quê ở xã Tuy Lộc huyện Hậu Lộc, quy y ở chùa Bà Đá (Hà Nội) theo dòng thiền Lâm Tế chính tông, hoằng pháp ở chùa Quảng Thọ. Các nhà sư ở chùa Quảng Thọ sau này nhiều vị đã được thỉnh về trụ trì ở các chùa Đông Tác, Quảng Hóa, Thanh Hà, Chùa Đầm, Chùa Vồm... Bia ở chùa Quảng Thọ còn ghi: Lâm tế môn nhân, Hòa thượng Thích Minh Lãng) cho nên Hòa thượng Thích Minh Lãng chính là vị tổ khai sáng dòng Lâm Tế Sơn Môn của Phật giáo Thanh Hóa.

Sau này ngôi chùa càng bị hoang lạnh vì không có người hương khói. Vào năm 1933, hội đồng hương lý trong làng xin cụ Nguyễn Văn Phú (Cụ rất mộ Phật và hiểu biết nho học trong làng) cho hai con là Nguyễn Thúc Huỳnh và Nguyễn trọng Kỳ ra giúp đèn hương và tụng kinh lễ bái trong những ngày tuần.

 

Tượng phật đá - Chùa Thanh Hà

Những bức tượng phật lớn bằng đá trong khuôn viên của chùa uy nghi, lẫm liệt


Bảo Đại năm thứ 10 (1935), dân làng thống nhất trùng tu lại chùa (năm trùng tu còn ghi ở bia Hậu) làng nhờ cụ NGuễn Văn Phú ra giúp và thỉnh sư tổ chùa Hương Dự- Ninh Bình xin cho đệ tử vào giúp kế hoạch xây dựng kiểu mẫu hợp thể thức nhà chùa. (Bởi Hòa thượng chùa Ninh Bình cùng dòng thiền Lâm Tế, quy y xuất gia ở chùa Quảng Thọ và hoằng pháp tại Ninh Bình). Hòa thượng chùa hương Dự thuận tình đã cử Hòa thượng Thích Thanh Trình và Sư ông Thích Thanh Đức vào Đức Thọ Vạn thăm chùa, bàn bạc với ban trị sự gồm chành tổng, lý trưởng, hương chức cùng các kỳ lão trong làng thiết kế sơ đồ quy hoạch xong, bàu ra ban phụ trách gồm 14 vị (......)

sân chùa Thanh Hà

Ngôi chùa được trùng tu xây dựng lại vô cùng hoành tráng



Hoàn thành ngôi chùa, Hòa thượng Thích Thanh Trì mờ hàng tổng và làng Đức Thọ cùng các cụ trong ban xây dựng làm lễ khánh thành chùa. Cụ NGuyễn Trọng Kỳ còn nhớ rõ lễ hội ngày ấy: Trước là uy nghi kính lễ Tam Bảo Phật, lễ Thánh Thần, lễ Thánh Mẫu, lẽ rước tượng quan huyện quy y về chùa. Sau là mở hội có:Tế nữ quan, đánh cờ người, trò tổ tôm điếm, đánh du nam nữ, bơi thuyền, thả đèn (phóng đăng), thả chim (phóng sinh)

 

phật tử - Chùa Thanh Hà

Các phật tử đến bái phật tại chùa Thanh Hà rất đông


Chùa Thanh Hà vào lễ hội mang màu sắc sinh hoạt văn hóa làng. Cho đến giờ hiện trạng của chùa cơ bản không thay đổi. Hòa thượng Thích Thanh Trình được dân làng thỉnh mời ở lại và là vị sư tổ khai sáng của chùa Thanh Hà.

Do thời gian và chiến tranh, nhiều ngôi chùa quanh thành phố bị tàn phá và hư nát, một bộ phận thực hiện tiêu thổ kháng chiến như chùa Quảng Thọ, chùa Thanh Thọ, chùa Quảng Hóa, chùa Hai Voi, phủ Thanh Lâm... Nhân dân đã thỉnh tượng và đưa đồ thờ cũng từ các chùa, phủ ấy quy tụ về chùa Thanh Hà.

 

điện thờ - Chùa Thanh Hà

Điện thờ trong chùa Thanh Hà cũng được bài trí rất trang nghiêm với nhiều tượng phật lớn

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Thanh Hóa



Khuôn viên của chùa cũng bị thu hẹp lại, Một số gia đình vào chùa ở, tiểu khu Điện Biên mượn phủ Mẫu là trụ sở hành chính, không có tường rào, ngôi chùa có phần hoang phế. Khi hòa thượng Thích Thanh Cầm chuyển về, ngài đã sửa sang tượng Phật, ổn định Phật giáo, cho xây vườn tháp, sửa sang phủ Mẫu. Thời ấy cụ thường nói: Đất của nhà nước, chùa của dân, tăng quản lý. Được chính quyền địa phương giúp đỡ, nhà chùa đã di chuyển được khu tập thể trước phủ Mẫu và giải phóng khu vực hàng quán trước cổng chùa. Năm 1994; Hòa thượng viên tịch, Đại Đức Thích Tâm Đức khi ấy còn là Sadi (sư bác), đang học ở trường Phật học cơ bản ở Hà Nội(Bây giờ là trường trung cấp Phật Giáo) tiếp nhận trụ trì. Được sự giúp đỡ của các sư đệ như Đại đức Thích Tâm Minh, Đại đức Thích Tâm Định, Đại Đức Thích Tâm Hiền.... cùng các ban ngành chính quyền, Ban trị sự Phật giáo và đông đảo tín đồ, Phật tử. Ông đã vận động các gia đình ở trong chùa chuyển ra nơi khác, sửa chữa chùa, nhà Tổ, phủ Mẫu, xây mới nhà gia tiên, nhà khách, khu làm việc tạm thời của văn phòng Ban trị sự, khu sinh hoạt và làm việc của sư tăng, tường rào và sân chùa. Từ đấy: Bước đầu đã đưa đến sự thanh tịnh của chốn thiền môn, tách biệt sinh hoạt của dân và nhà chùa.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Thanh Hà Thanh Hóa là gì?

- Chùa Thanh Hà Thanh Hóa là một ngôi chùa nằm tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Miền Trung.

Lịch sử của Chùa Thanh Hà Thanh Hóa như thế nào?

- Chùa Thanh Hà Thanh Hóa được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thanh Hóa. Trong quá khứ, chùa đã trải qua nhiều biến cố lịch sử và được nhiều vị vua triều Nguyễn tôn tạo, bảo tồn.

Chùa Thanh Hà Thanh Hóa có gì đặc biệt?

- Chùa Thanh Hà Thanh Hóa có kiến trúc độc đáo, phong cách truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm điêu khắc, tượng Phật và bảo vật quý giá.

Lễ hội nào được tổ chức tại Chùa Thanh Hà Thanh Hóa?

- Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Thanh Hà Thanh Hóa tổ chức lễ hội Đền Đôi, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia.

Làm thế nào để đến Chùa Thanh Hà Thanh Hóa?

- Du khách có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm thành phố Thanh Hóa, khoảng cách khoảng 20km. Ngoài ra, cũng có thể đi bằng xe buýt hoặc taxi.

1 Thích

Đánh giá : 4.8 /393