Chùa Sà Lôn tọa lạc trên quốc lộ 1A về hướng Bạc Liêu, cách TX.Sóc Trăng khoảng 12km. Trước kia, chùa Sà Lôn được xây dựng bằng cây, lá nhưng do bom đạn của chiến tranh phá sập, ngôi chùa xây dựng lại vào năm 1969.
Đến năm 1980, do không có vật liệu để trang trí nên vị sư cả nghĩ ra cách dùng chén dĩa để gắn vào tường ngôi chùa. Chính sự kết hợp nhịp nhàng của những đôi tay nghệ nhân đã tạo cho ngôi chùa có nét rất riêng biệt độc đáo và nét kiến trúc này được mọi người biết đến ngôi chùa với một tên khác là chùa Chén Kiểu.
Tam quan Chùa Sà Lôn - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại Bạc Liêu
Chùa Sà Lôn (tiếng Khmer: Wath Sro Loun hay Wath Chro Luong) thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tọa lạc ven Quốc lộ 1A, cách thị xã Sóc Trăng khoảng 10km.
Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường trang trí cho ngôi chùa, bởi vậy chùa còn được gọi là chùa Chén Kiểu. Chùa được xây bằng cây và lá vào khoảng năm 1815 trên một nền đất rộng, tên gọi của chùa được lấy từ tên của một con sông chạy dọc theo đường làng trước kia, con sông ấy có tên Chro Luong, nên lúc đầu mới xây dựng chùa được gọi là Wath Chro Luong, về sau người dân đọc quen thành Sro Lôn hay Sà Lôn.
Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chánh điện của chùa bị sập do bom đạn, năm 1969, chùa được trùng tu, đến năm 1980 thì hoàn thành. Trong khi trùng tu lại phần sau ngôi chánh điện, do thiếu kinh phí nên các vị sư sãi cùng ban quản trị chùa đã nảy ra sáng kiến lấy những mảnh vỡ chén kiểu đắp vào. Khi du khách thập phương đến chùa tham quan, đã thấy được sự khác biệt trong việc sáng tạo phong cách xây dựng chùa nên gọi chùa Sà Lôn là chùa "Chén Kiểu".
Khuôn viên chùa - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn ở Sóc Trăng
Trước cổng chùa là hai con sư tử bằng đá ngồi trên một bệ cao, mặt hướng ra đường như bảo vệ ngôi chùa. Cổng chùa nổi bật bởi sắc màu đỏ và vàng, trên thành cổng có dòng chữ Khmer và chữ quốc ngữ: “Chùa Sà Lôn”. Bên trên cổng là 3 ngôi tháp, tháp giữa cao hơn 2 tháp hai bên, được chạm khắc, đắp nổi các hình tượng mang tính biểu trưng văn hóa truyền thống Khmer Nam Bộ. Đặc biệt, ở ngôi tháp màu vàng chính giữa cổng còn có hình ảnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đặt trong lòng tháp và được bảo vệ bằng một tấm kiếng. Hình ảnh cổng chùa sẽ mang đến cho du khách thập phương một cảm giác an nhiên tự tại và an lành.
Khuôn viên chùa - Ảnh: Sưu tầm
Bước vào bên trong khuôn viên chùa một không gian xanh và thoáng đãng là cảm nhận của hầu hết những ai may mắn đến được nơi này. Chính điện chùa rộng rãi, thông thoáng với 16 hàng cột to, quanh các cây cột đều được chạm khắc, đắp nổi các hình ảnh trong truyền thuyết văn hóa của người Khmer. Hai bên bức tường có nhiều tranh vẽ kể câu chuyện đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi đắc đạo.
Vườn tháp - Ảnh: Sưu tầm
Gian thờ là một quần thể gồm 20 tượng phật lớn nhỏ, với nhiều tư thế đứng, nằm, ngồi, được bố trí hợp lý, mỹ thuật. Tham quan một vòng qua hết chính điện bạn sẽ thấy được tài nghệ của những nghệ nhân Khmer trong việc xây dựng ngôi chùa này. Từng mảnh tường đều được đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ một cách sắc sảo. Ánh sáng của các ngọn nến hòa quyện cùng những màn khói hương nghi ngút theo từng cơn gió nhẹ làm cho ngôi chùa vốn đã tôn nghiêm lại càng tôn nghiêm hơn.
Bên cạnh đó, ở mỗi lớp mái chùa là các hoa văn truyền thống của người Khmer, nổi bật lên bầu trời như một tấm thảm nhiều màu sắc. Nóc chùa Chén Kiểu gồm 3 mái so le, mái trên cùng nhỏ hơn hết. Ở gờ mỗi lớp mái đều có trang trí hoa văn, họa tiết, các tượng truyền thống của văn hóa Khmer, mang ước vọng an lành và siêu thoát.
Kiến trúc trong Chùa - Ảnh: Sưu tầm
Mái trên hình tam giác được trang trí đẹp như tấm thảm nhiều màu sắc phơi mình giữa bầu trời. Hai đầu đao ở hai bên cong vút như có sự giao cảm tâm linh với đấng cứu rỗi cho linh hồn con người, phù hộ độ trì cho chúng sinh được an bình, lạc nghiệp. Mặt sau chính điện là một mảng tường được đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ trông rất đẹp mắt và sắc sảo, cho thấy tài nghệ và công phu của các nghệ nhân Khmer xưa đối với một kiến trúc nghệ thuật.
Kiến trúc trong Chùa - Ảnh: Sưu tầm
Khuôn viên chùa Chén Kiểu rất rộng với nhiều cây xanh, tạo cho bạn cảm giác thật thoải mái, thư thái. Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liệu năm 1947.
Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng cho ngôi chùa Sà Lôn. Bạn có thể khám phá thêm một số địa danh ở Sóc Trăng cũng đặc sắc không kém như: chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa KhLeang, bảo tàng Khmer…
Tượng Phật nằm - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Sóc Trăng
Ngày nay chùa Sà Lôn cũng là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Có thể nói, chùa Chén Kiểu gây ấn tượng khó quên đối với ai đã có dịp đến thăm.
Có dịp đến Sóc Trăng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Sà Lôn, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Chùa Sà Lôn nằm ở tỉnh Sóc Trăng, thuộc miền Nam Việt Nam.
Chùa Sà Lôn được xây dựng vào thế kỷ 19, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Sóc Trăng. Chùa được xây dựng theo kiến trúc Ấn Độ, với nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Chùa Sà Lôn có kiến trúc độc đáo, được xây dựng theo phong cách Ấn Độ. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, như bức tượng Phật A Di Đà và bức tượng Quan Âm.
Mỗi năm, vào tháng Giêng âm lịch, Chùa Sà Lôn tổ chức lễ hội đón chào Tết Nguyên Đán. Lễ hội thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa dân tộc Sóc Trăng.
Du khách có thể đi đến Chùa Sà Lôn bằng xe bus hoặc xe máy từ thành phố Sóc Trăng. Thời gian di chuyển khoảng 30 phút.
0 Thích