Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóadu lịch Huếcảnh đẹp Thừa Thiên Huếdi tích lịch sử
06/04/20232.7580

Chùa Quốc Ân năm 2024

Chùa Quốc Ân là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng và lâu đời bậc nhất tại cố đô Huế. Hiện tại chùa Quốc Ân vẫn còn bảo lưu nhiều dấu ấn văn hóa Phật giáo trong các thời kỳ từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và Huế ngày nay.Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, do tổ sư Tạ Nguyên Thiều khai sơn vào khoảng những năm 1682-1684 với tên ban đầu là thảo am Vĩnh Ân. Chùa là ngôi Tổ đình đầu tiên của phái thiền Lâm Tế từ Trung Quốc truyền sang.

 

Toàn cảnh - Chùa Quốc Ân

Toàn cảnh ngôi chùa Quốc Ân được xây dựng quy mô, hoành tráng

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Thừa Thiên Huế

 

Lịch sử xây dựng Chùa gắn liền với cuộc đời tổ sư Nguyên Thiều. Sư Nguyên Thiều là người được chúa Nguyễn Phúc Thái trọng vọng, năm 1689, Chúa cho miễn thuế đất và đổi hiệu chùa là Quốc Ân và ban tấm biển "Sắc tứ Quốc Ân Tự".

Chùa trải qua nhiều lần trùng tu theo sự thăng trầm của lịch sử. Vào năm 1786 chiến sự giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn nổ ra, chùa Quốc Ân bị tàn phá rất nặng nề, ngôi tháp Phổ Đồng đã bị phá hủy hoàn toàn. Chùa chỉ lưu giữ được một số bia ký, văn khế và một số tượng khí, pháp khí. Đến năm 1806, khi Long Thành Thái trưởng công chúa cúng 300 quan tiền, chùa bắt đầu tu sửa.

 

Cổng tam quan - Chùa Quốc Ân

Cổng Tam Quan chùa Quốc Ân, với 4 cột trụ lớn 

 

Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), khi Hòa thượng Mật Hoằng dâng sớ xin trùng tu chùa Quốc Ân, vua cấp 500 quan tiền và các vật dụng. Trong đợt trùng tu này, chùa xây dựng lại chánh điện, chú tạo lại tôn tượng Phật A Di Đà, tổ đường và long vị chư Tổ...

Năm 1851, Hòa thượng Từ Hòa - Liễu Triệt tiếp tục trùng tu và dựng cổng tam quan. Sau đó ít lâu, chùa được Thái trưởng công chúa cúng dường 400 quan tiền để hòa thượng Liễu Chơn tu tạo tượng Phật Thích Ca và Di Lặc...

Từ đó theo thời gian Chùa đã được trùng tu, tôn tạo lại nhiều lần. Mặc dù như thế nhưng những mô típ nguyên bản, nguyên gốc hay nói khác đi cái "Thần thái" của ngôi Chùa vần còn được lưu giữ.

 

Chính điện - Chùa Quốc Ân

Chính điện chùa Quốc Ân với kiến trúc cung đình đặc sắc

 

Khuôn viên chùa rộng khoảng 5.000m2, trong đó diện tích xây dựng khoảng 550m2. Từ bên ngoài vào ta thấy cổng Tam Quan - được làm theo lối tam quan mở với 4 trụ cột chia làm ba lối đi, mỗi trụ cột có một vế câu đối, bên trên đề ba chữ (Quốc Ân Tự), đi vào một sân thấp rộng. Lên đến sân chùa cao hơn thì ngoài hết ở bên phải người đi vào là bi đình trong đó có tấm bai Quốc Ân, đối diện phía bên trái là bia giống như thế nhưng không có chữ. Cạnh bia là hai cái Am ở hai bên xây bằng gạch để thờ Thánh Mẫu và Ngũ Hành. Đến khu chính điện, đây là một ngôi nhà làm theo mô típ truyền thống với 3 gian 2 chái và được xây dựng theo lối kiến trúc "Trùng thềm điệp ốc" - đây là ảnh hưởng theo lối kiến trúc Cung Đình nhà Nguyễn với cách cấu tạo gồm 2 nhà những chung một thềm (nền), trong đó mái sau của nhà trước và mái trước của nhà sau được nối với nhau bằng một hệ thống trần "Thừa lưu" hạ thấp uốn công như hình "Mai cua". Trong điện Phật còn có bốn vế hai câu đối thếp vàng của Thiên Túng Đạo Nhân ngự đền, bên trên là biển hiệu đề "Sắc Tứ Quốc Ân Tự". Sát vách trong, sau lưng khám có biển đề bốn chữ "Linh Thứu Cao Phong", không đẹp bằng bức hoành cùng bốn chữa ấy, nhưng chính chúa Nguyễn Phúc Chu viết hiện treo ở tiền đường chùa Thiên Mụ. Long khám chạm trổ rất đẹp, tượng Phật thờ có ba lớp, trên cao có ba pho tượng Tam Thế (quá khứ, hiện tại và vị lai Phật). Lớp giữa thì ở giữa có tượng Thích Ca lớn tay bắt ấn Tam Muội, bên trái người đứng lễ có tượng Chuẩn Đề có nhiều tay, bên phải có tượng Quan Âm. Phía trước hết có ba tượng đồng, hai bên có hai tượng giấy lồng kính quay mặt lại với nhau.

 

Tượng quan âm - Chùa Quốc Ân

Tượng Quan Âm trong khu bảo tháp chùa Quốc Ân

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Thừa Thiên Huế

 

Gian trên thờ Đại Tạng, gian dưới thờ Quan Thánh. Mỗi bàn thờ đều có hai vế đối. Phái sau là nhà thờ tổ, bàn chính giữa có một Tiếu Tượng rất lớn và năm Long Vị để trong Long khám. Hai bên, mỗi bàn thờ đều có hai hàng Long Vị. Hàng trong cao hơn, mỗi bên có năm bài vị cổ trình bày đơn giản, hàng ngoài thấp hơn, mỗi bên có sáu Long Vị chạm trổ tỉ mỉ.

Chùa hiện lưu giữ được nhiều tượng khí và pháp khí xưa quý từ thời khai sơn cho đến nay. Đó là bộ tượng Tam Thế Phật, tượng Phật Thích Ca được chú tạo vào khoảng năm 1851. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ chiếc khánh đồng có hoa văn rất đẹp đúc từ thời Minh Mạng và nhiều pháp bảo, pháp khí khác như đại hồng chung, bia ký..

 

 Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Quốc Ân ở đâu?

Chùa Quốc Ân nằm ở địa chỉ số 102 Hùng Vương, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lịch sử của Chùa Quốc Ân như thế nào?

Chùa Quốc Ân được xây dựng vào thế kỷ 17, là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế. Trong quá khứ, chùa đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, từng bị phá hủy và xây lại nhiều lần. Hiện nay, chùa Quốc Ân được xem là một trong những di tích văn hóa lịch sử quan trọng của Huế.

Chùa Quốc Ân có gì đặc biệt?

Chùa Quốc Ân có kiến trúc độc đáo, được xây dựng theo phong cách Trung Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đá quý, gỗ, đồng, sơn mài, tranh thêu... rất đẹp mắt và có giá trị văn hóa cao.

Thời gian mở cửa và giá vé vào tham quan Chùa Quốc Ân?

Chùa Quốc Ân mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày. Giá vé vào tham quan là 20.000 đồng/người.

Có những hoạt động gì tại Chùa Quốc Ân?

Tại Chùa Quốc Ân, bạn có thể tham gia các hoạt động như lễ cầu an, lễ chùa, lễ hội... Ngoài ra, bạn còn có thể tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của chùa thông qua các tác phẩm nghệ thuật và các bảng thông tin trưng bày tại đây.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /470