Chùa có nhiều tên gọi: chùa Ngọc Hoàng, điện Ngọc Hoàng, chùa ĐaKao. Tên chùa Phước Hải được đổi vào năm 1982. Chùa do Lão sư Lưu Đạo Nguyên tạo dựng vào năm 1896.
Rất đông du khách đến thăm chùa - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh
Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: Thiền sư Thích Huệ Ân, Thiền sư Thích Tự Quảng, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương. Quản trị chùa hiện nay là Đại đức Thích Minh Thông.
Chùa đã trải qua 4 lần trùng tu vào các năm 1943, 1958, 1985 và 1986.
Tử Tiêu Điện thờ tượng Ngọc Hoàng, cao khoảng 3m, ngự trên bệ cao, hầu hai bên có Tiên Đồng, Tiên Cô, Nam Tào, Bắc Đẩu và sáu vị Thiên Thần. Tượng Ngọc Hoàng được làm bằng giấy bồi, bên ngoài sơn thếp vàng, kỹ thuật tinh xảo.
Bên phải Tử Tiêu Điện là Thủy Nguyệt Cung thờ Bồ tát Chuẩn Đề. Bên trái Tử Tiêu Điện là Ngọc Hư Cung thờ Huyền Thiên Thượng Đế, một vị thần hóa thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Ở thượng điện có tôn trí một pho tượng đức Phật Dược Sư bằng gỗ trầm. Tầng lầu thờ chư Phật, Bồ tát.
Chùa có khá nhiều điện thờ các tượng của Tam giáo: Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo, như tượng Thái Bạch Kim Tinh, tượng Tứ Trị Công Tào, thần Thành Hoàng, thần Thái Tuế, Thập Điện Minh Vương, tượng Bồ tát Quán Thế Âm, Kim Hoa Thánh Mẫu...
Ngày lễ lớn hàng năm ở chùa là ngày vía Trời, tức vía Ngọc Hoàng Thượng Đế vào mồng 9 tháng giêng (âm lịch) và ngày vía Đất vào 10 tháng giêng (âm lịch).
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp
Chùa Phước Hải nằm tại số 53 đường Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Phước Hải là một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất tại TP. Hồ Chí Minh. Nơi đây có kiến trúc độc đáo, phong cách truyền thống của người Hoa, với nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt. Chùa còn là nơi tôn nghiêm, linh thiêng, thu hút đông đảo du khách và người dân đến tham quan, cầu nguyện.
Chùa Phước Hải mở cửa từ 6h sáng đến 18h chiều hàng ngày.
Không, việc vào tham quan Chùa Phước Hải là miễn phí.
Tại Chùa Phước Hải, bạn có thể tham quan kiến trúc độc đáo của ngôi chùa, chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, cầu nguyện và tìm hiểu về đạo Phật. Ngoài ra, bạn còn có thể mua các vật phẩm tín ngưỡng tại cửa hàng của chùa.
0 Thích