Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch Tuyên Quang du lịch tâm linh
06/04/20234.9351

Chùa Phúc Lâm Tuyên Quang năm 2024

Chùa Phúc Lâm, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Nà Hang là một trong những nơi ẩn chứa các dấu tích của một nền văn hoá xưa đầy tự hào, toạ lạc trên một khu đất cao, rộng, thoáng đãng và bằng phẳng dưới chân núi Chùa, mang phong cách kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc từ thời Trần thế kỷ XIII - XIV.

 

Khuôn viên của chùa Phúc Lâm nằm trên gò đất rộng khoảng 600m², hiện nay, trên nền cũ của ngôi chùa vẫn còn bình đồ kiến trúc khởi nguyên của nó. Nền móng có hình chữ Đinh, gồm hai đơn nguyên kiến trúc là toà Tiền đường và toà Thượng điện. Chùa Phúc Lâm ngoài thờ Phật còn thờ các vị thần bản địa, gắn bó trực tiếp với cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Đây cũng là một nét sinh hoạt tín ngưỡng độc đáo tại một ngôi chùa vùng cao.

 

chùa phúc lâm tuyên quang

Những bức tượng gỗ quý trong chùa - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Tuyên Quang

 

Tại chùa Phúc Lâm, các chuyên gia cũng đã phát hiện tổ hợp các mảnh tháp đất nung gồm: mái tháp, thân tháp, đế tháp và các mảng phù điêu trang trí kiến trúc với các chủ đề như: rồng, chim phượng hoàng, mảnh tháp có trang trí hình cánh sen cách điệu ở đế tháp. Các mảng phù điêu hình rồng mang đặc trưng tranh rồng thời Trần như: bờm chải ngược uốn cong hướng lên trên đỉnh đầu, mắt mở to, chân có 3 móng vuốt... các hiện vật được tạo dáng hình khoẻ khoắn, đường nét điêu khắc rõ ràng. Đặc biệt, một góc của tầng tháp đất nung có trang trí hình chim thần Garadu đang trong tư thế vươn mình lên, giơ 2 tay đỡ lấy mái tháp rất sống động.

 

chùa phúc lâm tuyên quang

Toàn cảnh chùa Phúc Lâm - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Tuyên Quang

 

Chùa Phúc Lâm hiện nay do nhân dân trong vùng dựng lên trên nền đất cũ theo hướng Tây Nam, xung quanh được bao bọc bởi dãy núi Thượng Lâm trùng điệp với nhiều huyền thoại. Chùa được dựng bằng gỗ, ở vị trí chính giữa toà Tam bảo của ngôi chùa xưa, kiến trúc hình chữ Nhất theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam, gồm một gian hai chái, mái lợp lá cọ. Hai gian Tiền đường của chùa là hai pho tượng thờ đặt ở vị trí sát vách, tượng được làm bằng gỗ, để mộc, không sơn son thếp vàng. Giữa Tiền đường là nơi đặt hương án, phía sau là tòa Tam bảo.

 

chùa phúc lâm tuyên quang

Một góc chùa Phúc Lâm - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Tuyên Quang

 

Các pho tượng ở đây đều được tạc bằng gỗ, để mộc ở tư thế ngồi thiền. Các pho tượng mang nhiều nét của cư dân văn hoá vùng cao, không được chạm khắc trau chuốt, đường nét không mềm mại nhưng rất có hồn, dáng vẻ tự nhiên. Theo các nhà khảo cổ thì các pho tượng này có niên đại khoảng thế kỷ XIV, là một trong số ít tượng thờ được phát hiện ở vùng núi phía bắc có niên đại sớm.

 

Có dịp đến Tuyên Quang, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Phúc Lâm, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Phúc Lâm Tuyên Quang là gì?

- Chùa Phúc Lâm Tuyên Quang là một ngôi chùa nằm tại xã Phúc Lâm, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, Miền Bắc.

Lịch sử của Chùa Phúc Lâm Tuyên Quang như thế nào?

- Chùa Phúc Lâm Tuyên Quang được xây dựng vào thế kỷ 17, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Tuyên Quang. Trong quá khứ, chùa đã trải qua nhiều biến cố lịch sử và được nhiều vị vua, hoàng đế tôn xưng.

Chùa Phúc Lâm Tuyên Quang có gì đặc biệt?

- Chùa Phúc Lâm Tuyên Quang có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa phong cách Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đá quý, gỗ, đồng, sắt, gốm sứ, thể hiện sự tinh tế và sáng tạo của người nghệ nhân.

Lễ hội nào được tổ chức tại Chùa Phúc Lâm Tuyên Quang?

- Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Phúc Lâm Tuyên Quang tổ chức lễ hội đền Hùng, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia.

Làm thế nào để đến Chùa Phúc Lâm Tuyên Quang?

- Du khách có thể đi đến Chùa Phúc Lâm Tuyên Quang bằng xe ô tô hoặc xe máy từ trung tâm thành phố Tuyên Quang, khoảng cách là 30km.

1 Thích

Đánh giá : 4.1 /544