Chùa thường được gọi là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phương Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. ĐT: 04.8532683. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Phúc Khánh hay cò gọi là chùa Sở
Xem thêm: Khách sạn giá tốt ở Hà Nội
Theo truyền thuyết, chùa được dựng từ cuối thời Trần do việc mở rộng kinh thành Thăng Long. Vào thời Lê, chùa là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Về sau, việc đào tạo được chuyển qua chùa Quán Sứ.
Điện thờ của chùa với nhiều tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao
Xem thêm: Khách sạn giá rẻ tại quận Đống Đa
Sau đó, chùa gặp cơn binh hỏa bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa. Ông Đô đốc còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa.
Chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia 1988
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Chùa qua nhiều lần trùng tu, xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Đặc biệt, năm 1940, Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa, làm cơ sở đào tạo tăng tài, điểm An cư kiết hạ hàng năm của chư Tăng.
Bên trong sân chùa
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Ở đây có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Chùa có 21 tấm bia đá, tấm bia cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án... đều rất quý.
Trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Minh Định (Thanh Quyết).
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988.
Chùa Phúc Khánh là một ngôi chùa nằm ở phía Tây Nam của Hà Nội, Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất ở Hà Nội.
Chùa Phúc Khánh được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, vào thời kỳ nhà Lê. Trong suốt lịch sử của nó, chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp.
Chùa Phúc Khánh là nơi tôn giáo quan trọng của người dân Hà Nội. Ngoài việc cầu nguyện và thờ phượng, chùa còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, tôn giáo và giáo dục.
Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Phúc Khánh tổ chức lễ hội đón chào Tết Nguyên Đán. Lễ hội này thu hút rất đông người dân và du khách đến tham quan và tham gia.
Nếu bạn đến thăm Chùa Phúc Khánh, bạn có thể ghé thăm các địa điểm du lịch khác gần đó như Hồ Tây, Lăng Bác, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, và nhiều bảo tàng khác.
0 Thích