Chùa Nhổn có tên chữ là Càn Phúc Tự . Kiến trúc của chùa bao gồm tiền đường , thượng điện , nhà tổ , nhà hậu.
Tiền đường gồm năm gia, thượng điện 3 gian nối với gian giữa của tiền đường . Bộ vì mái kiểu “ thượng chồng giường hạ kẻ bẩy “. Các kết cấu gỗ chủ yếu đóng bén hoặc chạm khắc đơn giản.
Chùa Nhổn - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Hệ thống tượng pháp của chùa khá phong phú và độc đáo. Đáng chú ý trong số tượng của chùa là bộ Di đà Tam tôn và Hoa nghiêm tam thánh. Các pho tượng được tạc trong tư thế ngồi bán kiết già trên toà sen, những đường nét điêu khắc các nếp áo rất mềm mại. Trên ngực, bụng, vai và mũ được chạm nổi các bông cúc mãn khai lớn rất cầu kỳ, vẻ mặt các pho tượng từ bi tạo nên cảm giác ẩn chứa những sức mạnh siêu hình.
Tiền đường - Ảnh: Sưu tầm
Mấy năm gần đây Ni trưởng trụ trì chùa đã sửa lại nhà tổ, nhà thờ Mẫu, lầu Đức Quan âm, xây lại vườn tháp tổ và sơn thiếp lại tượng pháp… , làm thêm một số hoành phi câu đối , cửa võng nên vào chùa bây giờ không gian và nơi thờ tự càng trang nghiêm, tố hảo.
Chánh điện - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Chùa còn giữ được những bảo vật quý như chuông đồng, ngựa gỗ ….
Nhà thờ tổ - Ảnh: Sưu tầm
Chùa đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 22-4-1992.
Tháp tổ - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội
Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp
Chùa Nhổn nằm ở xã Nhổn, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Chùa Nhổn được xây dựng vào thế kỷ thứ 10, thời kỳ Đại La. Trong suốt lịch sử, chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp.
Chùa Nhổn có kiến trúc độc đáo, được xây dựng theo phong cách truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt như bàn thờ, tượng Phật và các bức tranh thêu.
Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Nhổn tổ chức lễ hội Đền Đôi, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia.
Bạn có thể đi xe buýt hoặc taxi từ trung tâm Hà Nội đến Chùa Nhổn. Nếu bạn muốn tự lái xe, hãy đi theo đường Cầu Diễn - Xuân Phương - Nhổn.
0 Thích