Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Bình Định đền chùaChùa Nhạn Sơn
06/04/20235.3140

Chùa Nhạn Sơn năm 2024

Chùa Nhạn Sơn thờ Phật, ở phía bắc thành Bình Định, cách chừng bốn năm cây số.

 

Từ Bình Định đi xe lửa đến ga Vân Sơn, trông về hướng tây thì thấy một hòn núi đất sỏi, ba ngọn tròn trịa, màu gạch chín, dưới chân một đám xoài xanh rậm làm nổi bật sắc sỏi đỏ và màu đất xám ở chung quanh. Đó là núi Long Cốt, trước kia làm tiền án cho thành Đồ Bàn, hiện nay làm bức bình phong yểm hộ chùa Nhạn Sơn nép mình dưới bóng xoài sum mát. Núi nằm trong thôn Nhạn  Tháp, nên cũng thường gọi là núi Nhạn Tháp, và chùa nằm dưới chân núi nên mang tên là chùa Nhạn  Sơn.

 

Tam quan chùa Nhạn Sơn Bình Định

Tam quan chùa Nhạn Sơn Bình Định - Ảnh: Sưu tầm

 

Tên Nhạn Sơn mới đặt sau này, trước kia gọi là Thạch Công Tự, tục gọi là chùa ông Đá, vì trong chùa có hai tượng đá rất to lớn. Hai tượng này đứng đối diện nhau. Mỗi tượng cao đến ba thước tây và lớn tới mức có hai người lớn ôm mới vừa. Mình khoác áo đại bào, đầu đội mũ vũ đằng, tay cầm vũ khí (một tượng cầm giảo, một tượng cầm kiếm), mặt mày dữ tợn, người yếu bóng vía không dám đứng cận kề. Người ta bảo đó là tượng của hai ông Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền đời nhà Trần.

 

Bên trong chánh điện chùa Nhạn Sơn Bình Định

Bên trong chánh điện chùa Nhạn Sơn Bình Định - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Ninh Bình


Truyền rằng: Huỳnh Tấn Công người quê Hóa Châu, tài gồm văn võ, ra Thăng Long tìm bác làm quan lớn tại triều. Dọc đường bị nạn, nhờ Lý Xuân Điền ở Ninh Bình cứu trợ, nên hai người kết làm bạn thân. Lý Xuân Điền cũng là một bậc anh tuấn, văn thông võ luyện. Sau khi Huỳnh Tấn Công tìm gặp được bác rồi, thì Lý Xuân Điền được người bác của Huỳnh tiến cử lên nhà vua. Lúc bấy giờ ở biên thùy thường bị người Trung Hoa quấy nhiễu, nhà vua sai Lý Xuân Điền cầm binh đi đánh dẹp.

 

Chánh điện chùa Nhạn Sơn Bình Định

Chánh điện chùa Nhạn Sơn Bình Định - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Bình Định

 

Ở nhà Huỳnh Tấn Công thi đậu trạng nguyên cả văn lẫn võ. Gặp lúc Chiêm Thành kéo quân sang đánh Hóa Châu, vua sai Huỳnh Tấn Công đem đại binh đi chinh phạt. Quân nhà Trần đuổi quân Chiêm Thành ra khỏi nước và thừa kế đánh thẳng vào kinh thành địch. Nhưng bị lầm quỷ kế, binh sĩ lớp bị giết, lớp bị bắt sống, Huỳnh Tấn Công cũng bị bắt làm tù binh.

 

Tượng đá bên trong chùa Nhạn Sơn Bình Định

Tượng đá bên trong chùa Nhạn Sơn Bình Định - Ảnh: Sưu tầm

 
Không thấy vua nhà Trần cho người đến chuộc tù binh, vua Chiêm bèn bán Huỳnh Tấn Công cho nước khác làm nô lệ. Huỳnh Công nay bị bán chỗ này, mai chỗ nọ, tấm thân chịu lắm đau thương. Sau lại lọt vào tay một vị lão thần nước Chiêm Thành, Huỳnh Tấn Công trở về lại Chiêm Thành. Về Chiêm, nhờ cứu vị lão thần khỏi bệnh dịch tả, Huỳnh Tấn Công được trọng đãi, không còn phải làm những công việc nhọc nhằn.

 

Chánh điện chùa Nhạn Sơn Bình Định

Chánh điện chùa Nhạn Sơn Bình Định - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Bình Định


Trong khi Huỳnh Tấn Công ở Chiêm Thành thì Lý Xuân Điền dẹp giặc xong trở về xin trí sỹ. Nghe tin bạn mắc nạn, họ Lý thu góp tiền của, tìm đường sang Chiêm Thành. Trải bao nhiêu ngày tháng, chịu bao nhiên gian lao, Lý Xuân Điền tìm được Huỳnh Tấn Công, mừng vui thương tủi, nước mắt nghẹn lời. Rồi Lý Xuân Điền xin chuộc bạn. Vị lão thần Chiêm Thành, phần đã chịu ơn Huỳnh Tấn Công cứu khỏi bệnh, phần cảm tấm lòng vị nghĩa của Lý Xuân Điền, nên hoan hỷ để cho Huỳnh Tấn Công về quê hương mà không nhận tiền chuộc. Hai người bái biệt vị quan Chiêm.

 

Kiến trúc mái chùa Nhạn Sơn Bình Định

Kiến trúc mái chùa Nhạn Sơn Bình Định - Ảnh: Sưu tầm


Lý, Huỳnh ra về được ít lâu, vị quan Chiêm thương nhớ, bèn mướn thợ tạc tượng hai ông để ngày ngày thấy mặt. Điều đặc biệt đầu tiên và dễ thấy nhất là kích thước “khổng lồ” của hai pho tượng, mỗi tượng cao 2,40 m, không kể phần bệ. Và, cả pho tượng và bệ tượng đều được tạc liền từ một khối đá. Với kích thước như trên, hai pho tượng này thuộc loại lớn nhất và là những hình ảnh Dvarapala cuối cùng của nền nghệ thuật điêu khắc Phật giáo cổ của Chămpa. 

 

Năm 2006, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Bình Định đã có kế hoạch tu bổ ngôi chùa này vừa để bảo vệ hai pho tượng Hộ Pháp cổ quý giá của nền nghệ thuật cổ Chămpa và vừa để cho nhân dân địa phương tiếp tục những hoạt động tôn giáo của mình.


Bên tả của chùa Nhạn Sơn Bình Định

Bên tả của chùa Nhạn Sơn Bình Định - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bình Định

 

Có dịp đến Bình Định, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Nhạn Sơn, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Nhạn Sơn ở đâu?

Chùa Nhạn Sơn nằm ở xã Nhạn Sơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, Miền Trung.

Lịch sử của Chùa Nhạn Sơn như thế nào?

Chùa Nhạn Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, thời kỳ nhà Nguyễn. Chùa được xây dựng trên đỉnh núi Nhạn Sơn, có kiến trúc độc đáo và tuyệt đẹp.

Các hoạt động tại Chùa Nhạn Sơn?

Chùa Nhạn Sơn là nơi tôn nghiêm, linh thiêng, nơi các tín đồ Phật giáo đến để cầu nguyện, thắp hương và tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Ngoài ra, chùa còn tổ chức các hoạt động văn hóa, tôn giáo và du lịch.

Cách đi đến Chùa Nhạn Sơn?

Bạn có thể đi đến Chùa Nhạn Sơn bằng xe máy hoặc ô tô. Từ thành phố Quy Nhơn, bạn đi theo đường Quốc lộ 1A khoảng 20km rồi rẽ vào đường tỉnh lộ 640. Tiếp tục đi thêm khoảng 10km nữa là đến chùa.

Thời gian tham quan Chùa Nhạn Sơn?

Thời gian tham quan Chùa Nhạn Sơn là từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày. Tuy nhiên, vào các ngày lễ tết, chùa mở cửa cả ngày để đón tiếp khách tham quan và cầu nguyện.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /514