Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóadu lịch Hải Phòngcảnh đẹp Hải Phòngđền chùa
06/04/20234.0290

Chùa Nguyệt Quang năm 2024

Vào thế kỷ thứ 10, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng có sự tham gia của cư dân Gia Viên, Lạc Viên, Đông Khê và nhiều làng xã ven vùng đồng bằng hạ lưu sông Cấm. Về sau Ngô Vương Quyền mất ở Cổ Loa, các làng xã kể trên đều lập đền thờ vị anh hùng dân tộc, ông tổ Trung Hưng trong cõi tâm linh của người dân đất Việt. Tương truyền, khu vườn Quyến thuộc làng cũ Đông Khê chính là nơi Ngô Quyền yết bảng, cầu hiền tài luyện tập quân sĩ, chuẩn bị cho chiến trận Bạch Đằng.

 

Làng Đông Khê ngày ấy đã dựng cây cầu gỗ nhỏ nối liền làng xóm với đồn binh của Ngô Quyền, cây cầu có tên gọi là Cầu Gù. Khi Ngô Vương qua đời, dân làng tôn vinh Người làm phúc thần, tạc tượng tại miếu Chè. Về sau, đình làng được tạo dựng, cư dân Đông Khê rước nghi vệ thành hoàng về thờ tại ngôi đình hiện nay. Qua nội dung tấm bia hậu thần và dòng chữ Hán khắc trên xà nóc cho biết: Đình Đông Khê được trùng tu vào năm Minh Mạng thứ 17 ( 1836),  người làng đứng chữ hưng công. Năm 1902, dân làng đã đóng góp công sức tu tạo lại đình, lần tu sửa này còn lưu lại họ tên người công đức khắc ở số cây cột đình. Dòng chữ Hán khắc chìm trên xà nóc hoàng triều. Thành Thái tuế thứ Giáp Thìn niên. Nghĩa là, di tích được trùng tu vào năm Giáp Thìn (tức năm 1902)

 

Chùa Nguyệt QuangChùa Nguyệt Quang - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Ninh Bình

 

Đình Đông Khê là một công trình kiến trúc đồ sộ, có bố cục kiến trúc kiểu chữ đinh(T) gồm 7 gian tiền đường, 3 gian cung cấm. Tại kết cấu bộ khung gỗ,  mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, 18, do những người nghệ nhân xưa thiết kế mẫu từ ngôi đình cổ của làng. Trong đình còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị. Đình tồn tại giữa lòng dân đất Cảng, tôn vinh sự nghiệp vẻ vang của Ngô Quyền ngay tại vùng đất mà ông đã lập chiến công.

 

Chùa Nguyệt QuangCổng Chùa Nguyệt Quang - Ảnh: Sưu tầm

 

Đình Đông Khê dựng ở giáp tây xã Đông Khê, hiện ở trục đường Đông Khê, quận Ngô Quyền. Làng vốn có hai đình, nhưng một đã bị hỏng trong chiến tranh phá hoại, nay chỉ còn một đình thờ Ngô Vương thiên tử, anh hùng của dân tộc. Đình Đông Khê hiện chỉ còn tòa đại đình làm theo chữ “đinh”, phong cách kiến trúc triều Nguyễn. Theo các cụ già làng, đình được trùng tu tạo lớn thời Kiến Phúc nhà Nguyễn do Trần Thê Nho người làng, làm quan đến chức Án sát sứ tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh đứng lên hưng công. Ông được tôn làm hậu thần, hiện có ban thờ phối hưởng ở gian bên trái đình. Mặc dù trải qua nhiều biến cố, nhưng tòa đại đình bằng gỗ lim còn khá vững chãi, các mảng khắc trang trí đẹp vẫn còn. Chỉ có tường bao, giải vũ, đồng trụ bị đổ nát. Ngày nay người dân địa phương mới phục hồi tường bao, hai đồng trụ nhưng lại đem câu đối chùa ghép vào. Đồ thờ tự hương án, long đình,bát bửu, câu đối, hoành phi… đã được sửa chữa, sơn thiếp lại.

 

Chùa Nguyệt QuangTượng quan âm - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hải Phòng

 

Chùa Đông Khê tên chữ là Nguyệt Quang tự, một ngôi chùa cổ của Hải Phòng, một môn sơn nổi tiếng. Chùa được dựng từ lâu đời, năm Chính Hòa thứ 5 đã có đợt sửa chữa lớn, nhưng chỉ từ khi thiền sư Như Hiện thuộc dòng Lâm Tế, đời Pháp thứ 37 của Phật phái này về trụ trì thì chùa Đông Khê trở thành một chốn tổ lớn, có ảnh hưởng rộng, đào tạo nhiều tăng tài trong đó có đến 60 người xuất sắc. Thiền sư tinh thông đạo pháp, kiên trì giới hạnh được nhân dân, sĩ thứ vô cùng kính trọng. Năm 1748, Thiền sư được vua Lê Hiển Tông ban chức tăng cương, năm 1757 lại được vua phong Tăng thống Thuẫn Giác hòa thượng. Ngài viên tịch ngày 6-5 Ất Dậu( 1765), bảo tháp lưu giữ xá lỵ ở chùa Đông Khê hiện còn. Chùa hiện mang phong cách kiến trúc Nguyễn gồm Đại hùng bảo điện, nhà tổ, vườn tháp, nhà tăng, nhà phương trượng… đã hoàn chỉnh. Tam quan, cổng chùa vốn khá đẹp nhưng năm 2000 lại được làm mới hoàn toàn với quy mô to đẹp hơn. Từ ngày đổi mới đến nay, nhà sư trụ trì đã tu bổ, tôn tạo nhiều tạo nên một danh lam.

 

Chùa Nguyệt QuangMột góc chùa - Ảnh: Sưu tầm

 

Đồ thờ tượng tháp cổ đều còn giữ được khá đầy đủ, đặc biệt chùa còn giữ được một quả đại hồng chung, đúc năm Tân Dậu, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ  9 – đời Sơn Tây. Đình – Chùa Đông Khê đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1997. Đình chùa Đông Khê và chùa An Đà mới được trùng tạo là một quần thể di tích rất có giá trị thu hút đông đảo khách hành hương, khách du lịch.

 

Chùa Nguyệt QuangSân vườn chùa - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng

 

Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Nguyệt Quang, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.


Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Nguyệt Quang ở đâu?

Chùa Nguyệt Quang nằm tại số 1 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Miền Bắc.

Lịch sử của Chùa Nguyệt Quang như thế nào?

Chùa Nguyệt Quang được xây dựng vào năm 1924, là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Hải Phòng. Chùa được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Việt Nam, với nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Chùa Nguyệt Quang có gì đặc biệt?

Chùa Nguyệt Quang có kiến trúc độc đáo, được xây dựng theo phong cách truyền thống của người Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt như bức tượng Phật Di Lặc, bức tượng Quan Âm, bức tượng Đại Thế Chí Bồ Tát,...

Thời gian mở cửa của Chùa Nguyệt Quang là khi nào?

Chùa Nguyệt Quang mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày.

Có phải trả tiền để vào tham quan Chùa Nguyệt Quang không?

Không, việc vào tham quan Chùa Nguyệt Quang là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đóng góp cho chùa, bạn có thể đóng tiền vào hòm đóng góp tại chùa.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /349