Chùa thường được gọi là chùa Ngọc Trục, tọa lạc ở thôn Ngọc Trục, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 17km về phía Tây.
Theo cụ Bạch Ngọc Hải đã hơn sáu năm trụ trì tại chùa cùng các tài liệu và hiện vật còn lưu lại ở chùa cho thấy, chùa Ngọc Trục được xây dựng hơn 500 năm trước, lúc đầu được gọi là chùa Đại Bi, nay dân gọi là chùa chùa Đại Phúc.
Ngũ quan Chùa Ngọc Trục (Đại Phúc tự)
Xem thêm Chùa Xuân Lai - Hà Nôi
Chùa được dựng từ thời Hậu Lê và được trùng tu nhiều lần. Lần trùng tu mới nhất vào năm 1947 do Sư cụ Thích nữ Đàm Nhâm tổ chức. Ngôi chùa ngày nay vẫn còn mang một giá trị lớn về kiến trúc nghệ thuật.
Chùa nằm trên một khoảng đất rất cao, từ mặt chùa xuống sân có 5 bậc, mỗi bậc cao 20cm. Phương đình, tòa tam bảo có mặt bằng hình chuôi vồ gồm tiền đường và hậu cung. Hai bên tam bảo là hai dãy hành lang. Sau hậu cung là nhà Mẫu, nhà thờ Tổ.
Nhà vuông bốn mái 5m x 5m chùa Ngọc Trục
Chùa có nhà vuông bốn mái, trên đỉnh có rồng kìm chầu mặt nguyệt, bốn cạnh của mái có rồng uốn lượn, đầu hồi có hổ phù và hai con nghê trèo trên nóc, ngoài cùng là tầng tam quan hai tầng tám mái có dàn chạy triện ở bên trên kết hợp với nhau rất chặt chẽ. Trên nóc bên ngoài tam quan có 3 chữ "Tây vọng các", bên trong có 3 chữ "A Di Đà", trên gác chuông treo quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh 1794 nhưng bị vỡ. Năm 1987, chùa đúc lại chuông, văn chuông thì vẫn giữ nguyên nhưng tiếng chuông thì kém hơn chuông cũ.
Lúc đầu chùa làm bằng gỗ, ngói, trát vôi. Đến thế kỷ 18 chùa được tu bổ lại. Ngoài hiên hai đầu, mái hai bên chùa là bia thờ các bà hậu có công xây dựng chùa.
Cổng chùa xây theo kiểu Ngũ Môn. Chùa có gian tam bảo bệ thờ tam tòa đức Phật. Gắn liền với gian tam bảo là gian đại điện của chùa. Gian giữa thông với gian tam bảo. Hai bên là hai ông hộ pháp ngồi oai vệ canh giữ chùa. Gian bên phải thờ Đức Quan ông còn bên trái thờ Đức Thánh hiền. Hai bên hồi thờ tượng các vị la hán. Hiện trong chùa còn lưu giữ được nhiều mảnh chạm khắc và 50 pho tượng có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật. Hệ thống tượng phật của chùa Ngọc Trục khá hoàn chỉnh với cụm tượng phật tam thế, phật A Di Đà, phật A Di Lặc, Phật Nát Bàn. Hai bên hành lang có Thập điện Diêm Vương. Đáng chú ý là tượng "Cửu Long sơ sinh"niên đại cuối thế kỷ 18 được tạo tác tỷ mỷ, bố cục hài hòa giữa 9 con rồng và tượng Thích Ca hồi mới sinh làm bằng đồng đen, còn 9 con rồng cùng diềm mây hoa lá làm bằng gỗ quý, tạo ra vòng hào quang rực rỡ.
Vào những ngày rằm và mồng một, đông đảo nhân dân Ngọc Trục và khách thập phương tới chùa cầu lễ. Ngoài ra, hằng năm còn có hai ngày lễ trọng: hội chùa vào ngày 2/2 âm lịch; giỗ sư tổ vào ngày 12/11. Trong hội chùa có lễ chạy đàn của các nhà sư; ngoài sân có lễ khất thực, phá dàn, có một nong bày hoa quả, thóc giống, khoai giống... Sau khóa lễ và hiệu lệnh, những người dự lễ xin lộc để lấy phước về cho gia đình. Ngoài ra, hội chùa còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ đập niêu, đu tiên... Đây là nét độc đáo của hội chùa hiếm thấy ở Từ Liêm và Hà Nội.
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Chùa Ngọc Trục được Bộ Văn hóa và Thông tin (cũ) xếp hạng Di tích Kiến trúc, Nghệ thuật ngày 31/01/1992.
Chùa Ngọc Trục là một ngôi chùa cổ xưa nằm ở phía Tây Hà Nội, được xây dựng vào thế kỷ thứ 11.
Chùa Ngọc Trục nằm ở xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Chùa Ngọc Trục được xây dựng vào thời Lý, là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội. Trong quá khứ, chùa từng bị phá hủy nhiều lần do chiến tranh và thiên tai, nhưng đã được tu bổ và phục dựng nhiều lần.
Chùa Ngọc Trục là nơi tôn giáo của người dân địa phương, nơi tổ chức các lễ hội và các hoạt động tâm linh. Ngoài ra, chùa cũng là điểm đến du lịch thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Chùa Ngọc Trục mở cửa từ 8h sáng đến 5h chiều hàng ngày. Không có phí vào cửa, tuy nhiên, du khách có thể đóng góp tiền cho chùa nếu muốn.
0 Thích