Mytour blogimg_logo
Tags:
cố đô Huếdi tích lịch sửchùa cổ Việt Namchùa Giác Lương
06/04/20233.8980

Chùa Giác Lương năm 2024

Chùa Giác Lương do bà Hoàng Thị Phiếu và các tộc trưởng của các họ trong làng Hiền Lương xây dựng vào thời Lê Trung Hưng ở xứ Cồn Bệ, sau đó dời đến vị trí hiện nay.

 

Chính điện - Chùa Giác Lương

Chùa Giác Lương - một ngôi chùa được xếp hàng cấp quốc gia sớm nhất trong hệ thống chùa ở Thừa Thiên Huế

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Thừa Thiên Huế


Chùa xây hướng Nam, hình chữ nhật dài 14,60m; rộng 11,48m, sườn mái bằng gỗ, lợp ngói liệt, gồm 2 gian và 4 chái. Sát bên chùa có nhà Tăng. Khuôn viên chùa được bao bọc bởi la thành hình chữ nhật, dài 79m; cao 1,20m; dày 0,50m. Mặt trước la thành xây trụ biểu. Cổng Tam quan đồ sộ, trên có lầu, dưới có ba cửa ra vào, quy mô lớn hơn nhiều ngôi quốc tự ở Huế. Trong chùa thờ 7 tượng Phật, thờ thánh Quan Công, Quang Bình, Châu Xương. Chùa có phối tự 12 vị thủy tổ các họ đã có công khai lập Làng.

 

Khuôn viên - Chùa Giác Lương

Khuôn viên êm đềm, thanh tịnh của ngôi chùa cổ Giác Lương

 

Tại chùa còn lưu giữ quả chuông lớn, đúc năm 1819, thân chuông đúc tên những người thợ rèn tài ba, những quan lại và những người giàu có đã cúng tiền đúc chuông và trùng tu chùa.

 

Phù điêu - Chùa Giác Lương

Phù điêu long mã được trang trí vô cùng đẹp mắt

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế


Trong khuôn viên chùa còn có các Miếu: Cao các thành hoàng, Đặc tấn phụ quốc thượng tướng quân Trần Quý Công và hai vị Dương Đại Lang.

 

Mái chùa Giác Lương

Kiến trúc ngôi chùa vô cùng độc đao mang đậm phong cách cung đình Huế


Chùa Giác Lương góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử hình thành phong cách kiến trúc chùa xứ Huế trong dặm dài của kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

 

giay chứng nhận di tích chùa Giác Lương

Giấy công nhận di tích lịch sử văn hóa của chùa Giác Lương

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Thừa Thiên Huế


Chùa Giác Lương đã được xếp hạng là di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 776-QÐ/BT ngày 23/6/1992 của Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch).

0 Thích

Đánh giá : 5.0 /442