Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XIII. Thời Trần, các vị vua thường đến chùa lễ bái. Theo sách Tự điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), Trần Nhân Tông sau khi xuất gia cũng đến đây tham thiền nhập định. Năm 1329, Thiền sư Pháp Loa mở rộng chùa, dựng am Hồ Thiên và am Chân Lạp. Sau đó, Thiền sư Huyền Quang từ chùa Vân Yên (Yên Tử) đến trụ trì.
Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội
Chùa Côn Sơn - Ảnh: Sưu tầm
Chùa Côn Sơn - Ảnh: Sưu tầm
Chùa là một Tổ đình của Thiền phái Trúc Lâm. Thiền sư Huyền Quang viên tịch vào ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334), Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây bảo tháp Đăng Minh, thờ Xá lợi ngài ở lưng chừng núi Kỳ Lân. Hiện nay, giới khảo cổ đã tìm thấy di vật của một ngôi tháp gạch thời Trần cao gần 3m, phủ kín bằng 13 loại hoa văn tinh tế và sinh động. Đến đầu thế kỷ XVIII, do tháp bị đổ, chùa đã dựng lại tháp Đăng Minh bằng đá, 3 tầng, cao hơn 5m, đặt xá lợi và tượng Huyền Quang tôn giả.
Theo sách Hải Dương – Di tích và danh thắng (1999), chùa từng có quy mô 83 gian, có tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, đài Cửu phẩm Liên hoa có 385 pho tượng… Chùa hiện nay kiến trúc kiểu chữ Công, còn ngói mũi hài và đá tảng hoa sen là di tích thời Trần. Sân chùa có 4 nhà bia, đặc biệt tấm bia khắc 3 chữ “Thanh Hư Động” là bút tích của Trần Duệ Tông, và tấm bia do Chiêu Dương Nguyễn Đức Minh soạn năm 1607 nói việc trùng tu chùa vào đầu thế kỷ XVII do nhà sư Thích Pháp Nhẫn thực hiện. Nhà tổ thờ tượng Trúc Lâm Tam Tổ và tượng Trần Nguyên Đán.
Bia Côn Sơn tự Phước tự Bi - Ảnh: Sưu tầm
Bia Côn Sơn tự Phước tự Bi - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Hải Dương
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa được trùng tu vào năm 1995. Sau chùa có Giếng Ngọc (mắt Kỳ Lân) nước trong vắt, có đường lên Bàn Cờ Tiên trên đỉnh núi với trên 600 bậc đá. Cuối thế kỷ XV, Lê Thánh Tông đến Côn Sơn, nhớ Nguyễn Trãi, xúc động viết :
Tịch thổ lâu đài cảnh trí kỳ
Cổ nhân trầm tích, dĩ y hy !
(Đất Phật lâu đài cảnh đẹp thay
Người xưa dấu cũ vẫn còn đây !)
Hành lang quanh chùa - Ảnh: Sưu tầm
Tháp Huyền Quang - Ảnh: Sưu tầm
Tam Bảo - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm Các khách sạn giá rẻ tại Hải Dương
Có dịp đến Hải Dương, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Côn Sơn, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Chùa Côn Sơn nằm ở xã Chi Lăng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Miền Bắc.
Chùa Côn Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ 13, thời kỳ Trần. Chùa được xây dựng trên núi Côn Sơn, nơi đây từng là nơi tu hành của vị vua Trần Nhân Tông.
Chùa Côn Sơn có kiến trúc độc đáo, được xây dựng trên núi cao, có tầm nhìn rộng mở. Nơi đây còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như đền thờ vua Trần Nhân Tông, đền thờ Quan Công, đền thờ Thánh Gióng.
Bạn nên đến Chùa Côn Sơn vào mùa xuân hoặc mùa thu, khi thời tiết mát mẻ và không quá nóng. Ngoài ra, bạn cũng nên đến vào các ngày lễ tết để được tham gia các hoạt động tín ngưỡng và văn hóa.
Tại Chùa Côn Sơn, bạn có thể tham gia các hoạt động tâm linh như lễ cầu an, lễ hội, lễ kỷ niệm các vị vua Trần. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan các di tích lịch sử, văn hóa và tận hưởng không khí trong lành của núi rừng.
0 Thích