Chùa Cổ Lễ có tên chữ là Quang Thần tự thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, một di tích lịch sử - văn hoá, thắng cảnh nổi tiếng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được lập vào thế kỷ thứ XII thời Lý. Chùa dựng trên một nền đất vuông, có sông nhỏ và hồ bao quanh. Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, người đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.
Chùa đầu tiên bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ, tuy nhiên đã bị đổ nát. Năm 1902, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc "Nhất Thốc Lâu Đài" với những yếu tố kiến trúc Gothique giống như các nhà thờ Công giáo có khá nhiều ở khu vực lân cận. Sau đó, chùa đã được trùng tu nhiều lần, vật liệu xây dựng là gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc ngôi chùa.
Ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa uy nghiêm
Xem thêm: Các khách sạn ở Nam Định
Ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa nằm trước cổng chùa được xây dựng năm 1926 - 1927, có 8 mặt, 12 tầng, cao 32m. Đế tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào trong chùa. Con rùa nằm giữa một hồ nước hình vuông, xung quanh có 4 hòn giả sơn khá lớn nằm ở 4 góc, bên cạnh có 4 con voi to bằng voi thật. Tháp có cầu thang 98 bậc xoắn ốc lên đến đỉnh, từ đỉnh tháp ta có thể ngắm toàn cảnhquanh vùng. Tương truyền rằng tín đồ phật tử, khách hành hương lên đến bậc thứ 98 này, sờ tay vào bức tượng trên đỉnh tháp thì cuộc sống sẽ luôn gặp may mắn
Ngoại cảnh chùa Cổ Lễ
Từ ngôi tháp, đi qua một chiếc cầu cong ba nhịp, mặt cầu lát gạch là tới một tòa nhà gọi là Phật giáo Hội quán. Bên trái hội quán là đền thờ Trần Hưng Đạo và hai tiến sĩ họ Đào người làng Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ. Gần đó là đền thờ Bà chúa Liễu Hạnh. Từ hội quán, qua hai chiếc cầu có mái che là đến chính điện. Chính điện được thiết kế theo kiến trúc hài hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại. Trong chùa có tượng Phật sơn son thiếp vàng bằng gỗ cao 4m đặt ở trên tầng cao phải đi theo những cầu thang nhiều bậc ở hai bên mới lên đến nơi.
Lư đồng lớn của chùa Cổ Lễ
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Nạm Định
Ở giữa sân chùa có một chuông đồng lớn đặt trên gò đất hình vuông. Chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm, nặng 9 tấn, thành chuông dày 8cm. Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho. Chuông này chưa được đánh lần nào nhưng dân gian truyền miệng khi đánh lên thì cả tỉnh và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân của chiếc đại hồng chung này.
Khung cảnh thanh bình nơi đây
Trong chùa còn có một chiếc trống bằng đồng, một quả chuông đúc năm 1799 và những chiếc thuyền dùng để bơi thi. Chùa Cổ Lễ là sự kết hợp tinh hoa giữa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố của phong cách kiến trúc phương Tây, vì lẽ đó mà ngôi chùa trở thành một danh lam nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Hồng.
ALADIN
Chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa cổ xưa nằm ở xã Cổ Lễ, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Miền Bắc.
Chùa Cổ Lễ được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, thời kỳ nhà Lý. Chùa được xây dựng bởi vua Lý Thái Tổ để tưởng nhớ các vị vua tiền nhân và là nơi thờ cúng Phật giáo.
Chùa Cổ Lễ có kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng đá xanh, có nhiều tầng tháp, đài và hành lang. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm điêu khắc và bức tranh tường đẹp mắt.
Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Cổ Lễ tổ chức lễ hội đền Hùng, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương đến tham dự.
Du khách có thể đi xe bus từ Hà Nội đến Nam Định, sau đó đi taxi hoặc xe máy đến Chùa Cổ Lễ. Hoặc có thể thuê xe máy hoặc ô tô để đi đến đây.
0 Thích