Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóa đền chùaKiến trúc cổ kínhTháp Báo Nghiêm
06/04/20237.0610

Chùa Bút Tháp Hà Nội năm 2024

Chùa Bát Tháp xây dựng trên đoạn ngọn núi Vạn Bảo, một ngọn núi thấp ở kinh thành Thăng Long vào thời Lý Trần. Sau chùa đã khai quật được nhiều di vật thời Lý, Trần. Đến năm Gia Long thứ 2 (1803), dân làng Vạn Phúc hợp cả chùa trên núi Voi và chùa Vạn Bảo thành chùa Bát Tháp. Về tên gọi Bát Tháp, Biệt Lam Trần Huy Bá giải thích vì chùa có “ngọn tháp đế hình bát”. Chùa quay về hướng nam, có tam quan, tòa tam bảo, nhà tổ và khu vườn phía sau. Tòa tam bảo nằm trên vị trí cao nhất của ngọn Vạn Bảo Sơn, có mặt bằng hình chuôi vồ, gồm tiền đường 7 gian, 2 dĩ và hậu cung 3 gian.

 

Chùa Bút Tháp

Cổng vô Chùa Bút Tháp - Ảnh sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Hà Nội

 

Trong chùa còn giữ được nhiều pho tượng, di vật, chạm khắc mang phong cách thế kỷ 19, trong đó có quả chuông đúc năm Gia Long 2 (1803).

 

Chùa Bút Tháp

Tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay tại chùa Bút Tháp - Ảnh sưu tầm

 

Vạn Bảo là hòn núi thấp của khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long và nơi đây cũng là một trong 13 trại, tương truyền được tạo lập từ thời Lý, cùng với câu chuyện về ông Hoàng Lệ Mật được vua cho khai khẩn vùng đất này.

 

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp - Ảnh sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Là một di tích thuộc loại hình kiến trúc Phật giáo, chùa Bát Tháp nằm trên một khu đất cao theo hướng Nam, có một khuôn viên rộng rãi, thoáng đạt. Tam quan của chùa khá đồ sộ, xây hai tầng tám mái với lối vào được tạo dựng theo hai dạng thức khác nhau. Cửa chính có bề mặt hình chữ nhật, phần dưới mở vòm cửa lớn trông thẳng vào Tiền đường. Tầng trên mở nhiều cửa nhỏ trông ra bốn phía.

 

 Chùa Bút Tháp

Kiến trúc cổ kính và trang nghiêm - Ảnh sưu tầm

 

Hai bên cửa được xây giống nhau trên trổ những cửa tròn “sắc - không” theo giáo lý đạo Phật. Tiền đường có quy mô lớn, hàng hiên trước khá rộng do mái chảy dài. Ngoài hiên là hệ thống cột đá hình hộp chữ nhật được mài nhẵn, trên đá khắc những vế câu đối ca ngợi công đức nhà Phật và cảnh đẹp của chùa cùng những trang trí hình long, ly, quy, phượng:

 

“Vạn thuỷ toàn lâm bát địa quảng khai chung tú khí

Bảo sơn củng phục tháp đài quang hiển chấn đông phong”.

Dịch nghĩa:

Muôn nước đổ về, bát đất mở to hun khí đẹp

Bảo sơn chầu phục, tháp đài sáng rõ dậy gió đông.

 

Chùa Bút Tháp

Một góc sân viện - Ảnh sưu tầm

 

Về nội thất, các bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu “thượng chồng rường, giá chiêng, hạ kẻ”. Ở đây, các con rường được chạm nổi hình lá ba chẽ, nét chạm sâu và nổi khối tạo cảm giác khoẻ, vững chãi cho kiến trúc. Trên những bức cốn, hình rồng cuốn thuỷ, rồng ổ, hổ phù cùng cây cỏ… được thể hiện với hình thức chạm nổi, phần nào đã làm giảm bớt vẻ khô cứng của khối kiến trúc gỗ.

 

Chùa Bút Tháp

Kiến trúc cổ kính nơi đây - Ảnh sưu tầm

 

Hậu cung gồm 3 gian, được làm theo kiểu “chồng rường, giá chiêng”. Trên các xà thượng và hạ đều treo hệ thống y môn, cửa võng, hoành phi… góp phần cho ngôi chùa thêm vẻ lộng lẫy.

 

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp - Ảnh sưu tầm

 

Chùa Bút Tháp

 Một góc sân Chùa - Ảnh sưu tầm

 

Hệ thống tượng tròn trong di tích gồm hai loại khác nhau: tượng Phật và tượng Mẫu, được làm bằng chất liệu gỗ và đồng. Niên đại tạo tác cũng không đồng nhất, một số ít ra đời vào cuối thời Lê, còn đa phần là những tác phẩm thuộc thời Nguyễn. Ở vị trí trang trọng nhất là bộ Tam thế, phía dưới là tượng Phật Thế tôn với hai bên là A-nan và Ca-diếp. Cuối cùng là toà Cửu Long với đức Phật Thích Ca sơ sinh bằng đồng đứng giữa. Tượng có kích thước nhỏ, một chân bước lên phía trước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất, thể hiện câu nói khẳng định vị trí tối thượng của nhà Phật: “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” (Trên trời dưới đất, chỉ có ta là có quyền lực cao nhất). Có thể thấy, trong các pho tượng của chùa, nổi bật hơn cả vẫn là bộ Tam thế gồm ba pho tượng tương đối giống nhau cả về kích thước và hình thức thể hiện. Những pho tượng này mang nhiều nét dân gian với cụm tóc kết hình ốc theo hàng ngang, mặt tượng có tính khái quát tượng trưng với đôi mắt khép hờ, sống mũi thẳng, nhân trung sâu. Tai tượng lớn, ngực nở và trên thân phủ áo hai lớp với những nếp chảy mềm mại, mang tính nghệ thuật cao.

 Chùa Bút Tháp Hà nội

Kiến trúc cổ kính của Chùa Bút Tháp Hà Nội - Ảnh sưu tầm

 

Chùa Bút Tháp

 

Ngôi chùa rêu phong theo tháng năm - Ảnh sưu tầm 

 

Nhìn chung, trên kiến trúc chùa Bát Tháp đã thấy rõ cách tạo khối chắc khoẻ, gây được cảm giác mạnh mẽ đối với con người. Bên cạnh đó, những đầu đao cong vút cùng các đề tài trang trí điểm xuyết lại tạo nên sự nhẹ nhàng, bay bổng cho kiến trúc. Bố cục chung của toàn bộ ngôi chùa cũng rất chặt chẽ, gắn kết và tôn đẩy lẫn nhau, đưa khách tham quan đi từ sự choáng ngợp, ngỡ ngàng ban đầu đến sự yên tĩnh, thanh u của khu chùa chính. Số lượng tượng tròn ở đây tuy không nhiều, kích thước vừa phải, nhưng có giá trị thẩm mỹ cao. Là những pho tượng mang ý nghĩa tôn giáo, nghĩa là phải tuân theo những quy định ngặt nghèo của lý thuyết cổ xưa, song bằng sức lao động sáng tạo, nghệ nhân xưa đã tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị theo dòng điêu khắc dân gian truyền thống.

 

Chùa Bút Tháp

 Tháp Báo Nghiêm - Ảnh sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour giá tốt tại Hà Nội

 

Ngoài ra, di tích chùa Bát Tháp còn giữ gìn được khá nhiều di vật có giá trị như: đôi hạc đồng, bát hương, chuông đồng “Bát Tháp tự chung” đúc năm Gia Long thứ 2 (1803)… góp phần làm cho di tích thêm sống động, phong phú.

 

Chùa Bút Tháp

Cây đa rợp bóng - Ảnh sưu tầm

 

Nằm trong khu vực phân bố gồm nhiều di tích văn hoá có liên quan đến thành cổ và vùng “Thập tam trại” xưa, sự tồn tại cùng quá trình lịch sử lâu đời của chùa Bát Tháp là vật chứng quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc tìm hiểu lịch sử của Thủ đô. Đó còn là một di tích kiến trúc nghệ thuật bề thế, hài hoà và có những vẻ đẹp ít thấy trong các di tích tôn giáo ở Hà Nội cũng như cả nước.

 

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp - Ảnh sưu tầm

 

Với một cảnh quan đẹp, hoà nhập với môi trường, lại có vị trí giao thông thuận tiện, chùa Bát Tháp chắc chắn sẽ là một địa chỉ văn hoá thu hút sự chú ý của khách tham quan, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân Thủ đô trên bước đường xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại và giàu tính truyền thống.

 

Chùa Bát Tháp đã được Bộ Văn hoá và Thông tin ra quyết định số 1570/VH-QĐ ngày 5 tháng 9 năm 1989 công nhận là “di tích kiến trúc nghệ thuật” do Thứ trưởng Nông Quốc Tuấn ký.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Bút Tháp Hà Nội là gì?

Chùa Bút Tháp Hà Nội là một ngôi chùa cổ xưa nằm ở phía Nam Hà Nội, được xây dựng vào thế kỷ thứ 13.

Chùa Bút Tháp Hà Nội có gì đặc biệt?

Chùa Bút Tháp Hà Nội có kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng đá vôi và gạch, với nhiều tầng tháp cao vút. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ xưa, đặc biệt là bức tranh tường "Thiền sư và đồ đệ" được coi là tác phẩm nghệ thuật quý hiếm.

Lịch sử của Chùa Bút Tháp Hà Nội ra sao?

Chùa Bút Tháp Hà Nội được xây dựng vào thế kỷ thứ 13, thời kỳ Trần. Trong suốt lịch sử, chùa đã trải qua nhiều biến cố lịch sử và chiến tranh, nhưng vẫn được bảo tồn và phục dựng để trở thành một di sản văn hóa quý giá của đất nước.

Làm thế nào để đến Chùa Bút Tháp Hà Nội?

Chùa Bút Tháp Hà Nội nằm ở xã Đồng Bẩm, huyện Thanh Trì, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt. Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể lên xe số 34 từ trung tâm thành phố.

Chùa Bút Tháp Hà Nội có giờ mở cửa và vé vào cửa không?

Chùa Bút Tháp Hà Nội mở cửa từ 8h sáng đến 5h chiều hàng ngày. Không có vé vào cửa, nhưng bạn có thể đóng góp tiền cho chùa nếu muốn.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /382