Chợ Bình Liêu thuộc huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng 130km. Nơi tập trung đồng bào các dân tộc Kinh (Việt), Dao, Tày, Sán Chỉ tại các huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một số người buôn bán từ khu Đồng Tông – Trung Quốc cũng đi chợ Bình Liêu.
Bên ngoài Chợ Bình Liêu
Xem thêm Khách sạn gần Chợ Bình Liêu
Hàng hoá trao đổi trong ngày chợ chủ yếu là các loại nông, lâm thổ sản do nhân dân trong vùng nuôi trồng được như: gia cầm; các loại dầu quế, hồi, sở; các loại củ, các loại lá thuốc chữa trị bệnh v.v… Đặc biệt hơn cả là mật ong rừng. Đã từ lâu mật ong được coi là thứ hàng đặc sản cho những du khách có dịp qua nơi này. Còn nhân dân Trung Quốc sang hội chợ với các loại hàng gia dụng như giầy, dép, quần áo v.v… và điều thú vị là họ giữ giá bán từ đầu đến tan buổi chợ, không giảm mà cũng không tăng, nếu không bán được thì đem về đợi đến phiên chợ sau.
Một góc Chợ Bình Liêu
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Ninh
Về đến chợ, việc đầu tiên người ta mua – bán trao đổi hàng hoá, ăn uống… Còn thanh niên nam nữ thì toả ra các góc chợ để đánh quay, đánh gụ, hát đối “Then”, đối “Soóng Cọ”, đối “Gọi bạn” v.v… Qua lời ca tiếng hát, họ thử tài nhau, tìm hiểu nhau, rồi hẹn nhau, chờ nhau trong ngày hội chợ tới…
Trước đây chợ thường họp vào những ngày lẻ (3, 7, 11, 15, 17… trong tháng ba âm lịch) hàng năm. Ngày nay điều kiện kinh tế của nhân dân trong vùng khá lên, nhu cầu mua bán nhiều hơn nên chợ chuyển sang họp thường xuyên vào những ngày chủ nhật hàng tuần. Thời gian họp chợ từ 9h sáng đến 14h trong ngày.
Chợ Bình Liêu nhiều màu sắc
Xem thêm Khách sạn tại Quảng Ninh
Trước ngày về chợ, nam nữ chuẩn bị một bộ quần áo thật đẹp, vì với họ về chợ là cả một ngày hội, họ tha hồ thả sức vui chơi giải trí sau một thời gian lao động mệt nhọc, và đây còn là một dịp để tự tình qua lời ca tiếng hát. Không ít những cặp trai tài, gái sắc qua những phiên chợ mà đã nên vợ nên chồng sống trọn đời hạnh phúc bên nhau.
0 Thích