Mùa thu trời đẹp, cảnh đẹp, sông núi hữu tình làm say đắm lòng người. Và tôi, một người theo chủ nghĩa xê dịch, cũng không ngoại lệ. Theo tiếng gọi của thiên nhiên, tôi xách ba lô lên đường đến Na Hang, Tuyên Quang, vào một ngày thu đẹp. Ở Na Hang có hồ nước trong xanh, có 99 ngọn núi huyền thoại, có những thác ghềnh, những cánh đồng xen kẽ trong núi, có cả rừng xanh bạt ngàn và có những điệu hát, món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc. Chính những điều ấy đã “dẫn lối đưa đường” cho tôi đến với Na Hang trong một bình minh thu mát lành.
Bình minh trên hồ Na Hang - Ảnh: vietnamvisa
Hồ thu mơ màng trong sương sớm - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: khách sạn giá tốt tại Tuyên Quang
Dòng thủy điện Tuyên Quang đã biến một phần của con sông Gâm và sông Năng thành một lòng hồ mênh mông. Ngay khi vừa đặt chân tới Na Hang, tôi đã không thể khước từ lời mời lên thuyền du ngoạn lòng hồ Na Hang của anh bạn người địa phương. Nước hồ trong xanh như một tấm gương lớn soi rọi vạn vật bên hồ. Có nhiều thuyền khách cũng đang thong thả xuôi dòng giống như tôi.
Dạo thuyền trong lòng hồ Na Hang - Ảnh: tuyenquang.gov
Tôi như đi trong mộng, có lúc lặng thinh trước thiên nhiên, có lúc không thể kìm lòng phải thốt lên tấm tắc khi thấy những chiếc “cọc vài” (theo tiếng Tày là cọc buộc trâu) bằng đá vôi mọc lên giữa hồ xanh, khi thấy cây thay lá mùa thu bên vách đá Nàng Tiên, khi thấy tia mặt trời chiếu long lanh sóng nước... Những hình ảnh đó như một nét chấm phá độc đáo trong bức tranh non nước đa chiều ở Na Hang.
Núi Cọc Vài sừng sững giữa hồ - Ảnh: vietnamplaces
Mặt trời chiếu lấp lánh muôn ánh bạc - Ảnh: tuyenquang.gov
Mùa thu thay lá - Ảnh: wikivietnam
99 ngọn núi trùng điệp cũng góp một phần không nhỏ tạo nên vẻ đẹp ở Na Hang. Ngọn núi Pắc Tạ là ngọn núi cao nhất sừng sững như một chú voi đứng bên nậm rượu, mây vờn bốn bề. Núi Pắc Tạ còn có tên khác là núi Xa Tạ gắn liền với truyền thuyết rằng loài voi rừng hung dữ bị khuất phục trước hương vị êm nồng của rượu ngô và tài chí người dân nơi này.
Ngọn Pắc Tạ sừng sững - Ảnh: flickr
Dời mái chèo, tôi bắt đầu hành trình đến với những thác ghềnh trắng xóa. Những nhánh lan rừng, tiếng chim ca hót hòa trong làn gió mát níu chân tôi suốt dọc con đường mòn đi sâu vào trong rừng khám phá thác. Càng đi lên cao, càng vào sâu trong rừng không khí càng tươi mát, không gian yên ả thanh bình. Rồi những ngọn thác Khuổi Nhi, Khuổi Shúng, thác Pắc Ban dần hiện ra như mái tóc buông xõa xuống rừng cây đại ngàn tạo nên một bức tranh tuyệt mỹ.
Những dòng thác như mái tóc dài buông giữa đại ngàn - Ảnh: tuyenquang.gov
Xem thêm: khách sạn giá tốt tại Tp. Tuyên Quang
Rừng núi Na Hang không chỉ thu hút tôi mà cả nhiều du khách ghé thăm. Trong khu bảo tồn có nhiều loại động vật quý hiếm như loài Vọoc mũi hếch ghi trong sách đỏ thế giới, những loại gỗ quý như đinh, lát và những cây nghiến hàng ngàn năm tuổi góp phần tạo nên sự đa dạng về cảnh sắc thiên nhiên thu hút du khách khám phá, thám hiểm Na Hang.
Đến với Na Hang, tôi không chỉ được hòa mình với thiên nhiên mà thực sự được trải nghiệm cuộc sống nơi miền sơn cước. Na Hang được biết đến là vùng đất an cư của 12 dân tộc với những điệu hát then, hát lượn của dân tộc Tày, hát sli của dân tộc Nùng, hát soọng của dân tộc Sán Dìu... Tôi đã rất may mắn khi được nghe các cô gái hát ngay trên đường dạo hồ Na Hang. Giữa mênh mông nước, bao la núi rừng, tiếng hát của các cô gái trong trang phục thổ cẩm sặc sỡ càng thêm trong, thêm cao mà say đắm lòng người.
Các cô gái với điệu hát say đắm lòng người - Ảnh: flickr
Ẩm thực cũng là một trong những văn hóa đặc sắc của vùng miền. Những món ăn của Na Hang thì khỏi phải nói rồi, dân dã mà đậm đà hương vị. Bữa sáng với bánh cuốn cà cuống, bún chấm hà là hai món mà tôi đã thưởng thức trong hai ngày ở Na Hang. Lẩu cá lăng, cơm lam chấm muối vừng, măng rừng luộc, thịt trâu khô… là những món ăn của Na Hang mà tôi rất muốn được ăn lại nhiều lần nữa. Đặc biệt, ở Na Hang có những loại rau rừng rất ngon như rau dớn… Dù không biết uống rượu, tôi cũng nhấp chút rượu ngô men lá Sơn Phú, đặc sản của Na Hang. Vị rượu cay nồng, món ăn đã ngon càng thêm ngon, khiến cho lòng người đã “say” càng thêm “say”.
Những món ăn không thể bỏ qua khi đến Na Hang - Ảnh: Hải Yến
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
1. Tuyên Quang cách Hà Nội khoảng 200km, Na Hang cách thành phố Tuyên Quang khoảng 100km. Hướng di chuyển được nhiều bạn chọn lựa cho hành trình đi du lịch Tuyên Quang là bến xe Mỹ Đình - Cầu Thăng Long - Phúc Yên - Việt Trì - Đoan Hùng - Tuyên Quang – Na Hang. Tại Na Hang, bạn có thể tham quan khu du lịch Pắc Ban, thăm khu bảo tồn thiên nhiên, đi thuyền câu cá, tham gia cắm trại...
2. Nếu đến Na Hang vào các ngày thứ Năm và Chủ nhật, bạn còn được thăm chợ vùng cao Thượng Lâm thưởng thức chén rượu ngô Na Hang nổi tiếng.
Hải Yến - mytourblogs.com
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền mytourblogs.com. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com.
- Chếnh choáng men say ở Na Hang là một trải nghiệm du lịch mạo hiểm, trong đó du khách sẽ được tham gia vào các hoạt động như leo núi, bơi lội, trượt thác, và thưởng thức rượu men đặc sản của địa phương.
- Tên gọi "chếnh choáng men say" xuất phát từ việc thưởng thức rượu men đặc sản của địa phương, khiến du khách cảm thấy chếnh choáng và say sưa.
- Chếnh choáng men say ở Na Hang, Tuyên Quang, Miền Bắc Việt Nam.
- Du khách có thể tham gia vào các hoạt động như leo núi, bơi lội, trượt thác, và thưởng thức rượu men đặc sản của địa phương.
- Để tham gia chếnh choáng men say, du khách cần có sức khỏe tốt và sẵn sàng tham gia các hoạt động mạo hiểm. Ngoài ra, du khách cần tuân thủ các quy định an toàn và hướng dẫn của các hướng dẫn viên địa phương.
0 Thích