Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch Lào Caikhám phá Lào CaiCầu Cốc Lếucảnh đẹp Lào Cai
06/04/20234.9140

Cầu Cốc Lếu năm 2024

20 năm trước cũng chính trên vị trí này, hình ảnh cây cầu gục ngã dưới lòng sông đã làm quặn thắt bao trái tim những người con xa quê trở lại tái thiết thị xã Lào Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Lúc đó cả thị xã là một đống đổ nát ngổn ngang chìm lẫn trong lau trắng hoang vu. Con sông Hồng thơ mộng chảy giữa lòng thị xã đã vô tình trở thành ranh giới chia cắt đôi bờ, chỉ có những chuyến phà lặng lẽ, ngày nối ngày ngược xuôi làm nên niềm vui hội ngộ. Thế rồi chỉ 3 năm sau khi tỉnh Lào Cai được tái lập, cây cầu Cốc Lếu đã được xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng thật sự là một ngày hội đối với nhân dân thị xã Lào Cai.

 

Ước mơ đến tưởng như còn trong mơ vì từ đây đôi bờ Hồng Hà cũng như hai nửa thị xã đã được kéo lại gần nhau hơn, mở ra bao hoạch định lớn lao cho sự phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội của thị xã và của tỉnh Lào Cai. Và dĩ nhiên những chuyến phà chen chúc đã trở thành ký ức của nhiều người mà mỗi khi nhắc đến chỉ gợi lại những ngày gian khó khiến lòng thêm trân trọng những giá trị hiện tại của cuộc sống. Từ Cốc Lếu, Kim Tân sang Lào Cai, Phố Mới đã thực sự dễ dàng, ngày ngày dòng người, dòng xe qua lại ngược xuôi mở ra một bước khởi đầu mới cho mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc.

 

Xem thêm Khách sạn tại Lào Cai

 

Cầu Cốc LếuLễ Khánh Thành Cầu Cốc Lếu

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lào Cai

 

Trong chiến lược phát triển khu vực động lực kinh tế cửa khẩu, cầu Cốc Lếu thực sự là tuyến giao thông huyết mạch, không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thành phố mà còn giúp cho việc vận chuyển hàng hoá trong Khu kinh tế Cửa khẩu Lào Cai với Khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành, Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải với Ga Lào Cai và Khu công nghiệp Đông Phố Mới, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Lào Cai. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, năm 2008 Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 2217 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nâng cấp cầu Cốc Lếu trên quốc lộ 4D bắc qua sông Hồng tại vị trí km 140+560 và giao cho Sở Giao thông Vận tải Lào Cai làm chủ đầu tư với tổng giá trị xây dựng trên 100 tỷ đồng. Cầu Cốc Lếu mới được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông dự ứng lực gồm 2 mố, 3 trụ, dài 400 mét, rộng 16 mét với 4 làn xe cơ giới và lan can hai bên cho người đi bộ, cả chiều rộng, chiều dài đều gấp đôi cây cầu cũ hiện nay (cầu cũ chỉ có 2 làn xe, 2 làn đi bộ, dài 230 mét). Đây là cây cầu thứ tư được xây dựng trên cùng một vị trí và cũng là cây cầu sớm nhất bắc qua sông Hồng. Lần thứ nhất cầu được người Pháp xây dựng vào khoảng những năm 1900 có mặt cầu bằng gỗ và chỉ dành cho các xe ô tô loại nhỏ, xe thô sơ và người đi bộ. Cây cầu đầu tiên này sau đó bị chính người Pháp phá sập trước khi rút khỏi Lào Cai trong Chiến tranh Đông Dương. Cuối thập niên 1950, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam đã xây dựng lại cầu Cốc Lếu ở vị trí cũ. Cây cầu này có mặt đường bê-tông cho phép xe tải nhẹ đi qua. Đến tháng 12 năm 1992 (sau tái lập tỉnh Lào Cai một năm) cầu Cốc Lếu lại được khởi công xây dựng lại cũng tại đúng vị trí cũ, sau hai năm thi công, cây cầu thứ ba hoàn thành vào tháng 4 năm 1994, dài 230m, phần dành cho xe cơ giới rộng 5,6m đủ cho hai làn xe, phần dành cho xe thô sơ và người đi bộ gồm 2 làn hai bên mỗi làn rộng 1m...

 

Xem thêm Tour du lịch Sapa - Lào Cai

 

Nhìn lại sự tồn tại của cây cầu Cốc Lếu luôn gắn liền với những thăng trầm lịch sử của thành phố Lào Cai qua từng thời kỳ. Cây cầu cũng là nơi chứng kiến sự hy sinh anh dũng của bao người con ưu tú của quê hương trong cuộc đấu tranh vệ quốc. Cây cầu Cốc Lếu còn là chứng nhân trong hành trình đi lên của một vùng đất biên cương, từ những ngày lầm than nô lệ với bao ai oán "Ai đưa tôi đến chốn này/ Bên kia Cốc Lếu/ Bên này Lào Cai" cho đến những ngày tươi sáng hôm nay. Chính vì thế cầu Cốc Lếu không đơn thuần chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông mà nó thực sự là cây cầu của lịch sử và dù cây cầu được xây mới lại bao nhiêu lần đi chăng nữa thì những giá trị đó vẫn sẽ không thay đổi.

 

Quê hương phát triển mạnh mẽ, cây cầu bao lần thay mới để xứng tầm với thời đại âu cũng là thuận theo lẽ tự nhiên của sự phát triển. Còn trong lòng mỗi người dân thành phố Lào Cai thì cây cầu đã thực sự gắn bó để mỗi khi đi xa luôn tự hào quê mình có một cây cầu mang tên Cốc Lếu.

Các câu hỏi thường gặp
Cầu Cốc Lếu là gì?

- Cầu Cốc Lếu là một cây cầu bắc qua sông Chảy, nằm tại xã Bản Cầm, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, miền Bắc Việt Nam.

Cầu Cốc Lếu có đặc điểm gì nổi bật?

- Cầu Cốc Lếu có chiều dài khoảng 20m, được xây dựng bằng gỗ, đặc biệt là gỗ căm xe, một loại gỗ quý hiếm và bền bỉ. Cầu được xây dựng trên nền đá, nối liền hai bờ sông Chảy, tạo nên một khung cảnh đẹp mắt và hấp dẫn du khách.

Làm thế nào để đến Cầu Cốc Lếu?

- Du khách có thể đến Cầu Cốc Lếu bằng xe máy, xe ô tô hoặc xe bus từ trung tâm thành phố Lào Cai hoặc Sa Pa. Tuy nhiên, đường đi đến Cầu Cốc Lếu khá khó khăn và gồ ghề, nên du khách cần phải có kinh nghiệm lái xe và cẩn thận khi di chuyển.

Cầu Cốc Lếu có gì đặc biệt?

- Cầu Cốc Lếu là một trong những điểm đến hấp dẫn của Sa Pa, nơi du khách có thể thưởng ngoạn cảnh sắc đẹp của núi rừng Tây Bắc Việt Nam và trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa. Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia các hoạt động như câu cá, tắm suối, trekking, camping, v.v. tại khu vực này.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /126