Cao nguyên Lâm Viên Đà Lạt nhìn từ trên cao
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đà Lạt
Phía Nam vùng Đắc Lắc hồ, dựng lên sừng sững một cao nguyên cao vào khoảng 1.500 m, có địa thế phức tạp. Dãy Chữ Yang Xin (có đỉnh cao 2.405 m) phân cách cao nguyên này với cao nguyên Đắc Lắc, nhưng gần như ở tất cả các mặt, sườn cao nguyên đều đổ dốc xuống những thung lũng sông sâu: thung lũng sông Crông Cơ Nô ở phía bắc, thung lũng sông Đa Dưng và Đa Ca Nam ở phía tây; thung lũng sông Đa Nhim ở phía đông và nam.
Trái với các cao nguyên khác, cao nguyên Lang Biang được cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến mica và đá cát kết nằm trên nền granit của khối Công Tum cổ xưa. Các đồi đá phiến và đá cát hiện vẫn còn lượn sóng trên bề mặt cao nguyên, sườn thoải phủ một lớp phong hóa dày màu vàng đỏ mà lớp mùn màu đen sẫm ở trên không đủ che lấp.
Xem thêm: Các khách sạn tại Đà Lạt
Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Cam Ly Đà Lạt
Trên bề mặt cao nguyên cũng có một số hồ như hồ Xuân Hương rộng khoảng 5 km2 nằm ở trung tâm thị xã Đà Lạt, hồ Mê Linh, hồ Than Thở (cách thị xã 5km). Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc các hồ này: một vài người cho rằng chúng được thiết lập trong những đứt gãy, nhưng nhiều người khác lại cho rằng - ít nhất là đối với hồ Xuân Hương - đấy là hồ nhân tạo do một cái đập được xây dựng ngang sông Cam Ly.
Phong cảnh hữu tình của nơi đây níu chân bao du khách ghé thăm
Dù thế nào đi nữa thì các hồ này cũng làm cho quang cảnh của các cao nguyên thêm phần đẹp đẽ, có thể nói là nên thơ nữa với hàng cây ngô tùng, bạch tùng và thông mọc san sát trên các con đường vòng uốn khúc ven hồ.
Về phía nam cao nguyên Lang Biang và gắn liền với nó là có cao nguyên Liên Khàng nhỏ hơn nằm ở độ cao 1.000 m cùng với thung lũng Đran - Phi Nom thấp hơn độ vài chục mét. Các thung lũng của sông Đa Nhim và Đa Đung tạo thành những dạng địa hình đặc sắc, sông Đa Nhim càng tiến gần đến Đran - Phi Nom càng giảm bớt mức độ chia cắt của nó.
Nhìn từ trên xuống, phong cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh vẽ
Mặc dù nền của cao nguyên là đá kết tinh nhưng điều này không thấy biểu hiện rõ rệt ra địa hình, trái lại chính các đá trên mặt lại tạo cho nó cái dạng cao nguyên - bán bình nguyên quen biết. Đấy là các đồi gò được cấu tạo bằng đá bazan có chiều dày không lớn lắm, nhưng bậc thang phù sa cổ gồm những lớp cuội rải rác khắp nơi làm chứng cho thời kỳ mà các con sông còn chảy trên bề mặt cao nguyên (như trường hợp hiện nay của sông Đa Nhim ở Dran) những bồi tụ phù sa dọc theo các sông và trong các dải đất trũng ở Liên Khàng (mà hướng và màng lưới không phù hợp với hướng xâm thực của sông Đa Nhim và Đa Dung. Hiện nay, do đó chỉ có thể coi như là một mạng lưới thung lũng "hóa thạch") và những sườn tích mới.
Cao nguyên Lang Biang có khí hậu mát quanh năm nhưng vẫn có mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô. Chế độ mưa đã mang tính chất á xích đạo: mưa thường xảy ra vào buổi chiều dưới hình thức giông và có hai cực đại vào tháng 5 và tháng 9 hay 10. Cũng đôi khi có mưa đá.
Sương mù hay xảy ra vào mùa mưa, các thung lũng thường bị phủ bởi một tấm áo trắng lạnh toát còn trên bề mặt cao nguyên thì man mác một lớp mù mỏng làm cảnh vật trở nên tuyệt đẹp. Nhiệt độ biến đổi rất nhanh chóng trong ngày, nhưng nhiệt độ cực đại trong năm chưa bao giờ vượt quá 30o và nhiệt độ cực tiểu quan sát được là 4o9 (có tài liệu ghi là 4o8).
Các sông suối trên cao nguyên do chảy qua nhiều loại đá khác nhau nên lòng sôngcó nhiều ghềnh thác. Ngay ở 20 km bắc Đà Lạt có thác Ang Krôet ở Suối Vàng là một ngưỡng đá phiến đen sẫm lóng lánh vẩy mica trên đó đã xây một nhà máy thủy điện, thác Cam Ly (ở 2 km tây Đà Lạt) với những khối đá granit màu trắng xám hạt nhỏ, thác Đatanla trên nền đá cát kết có xi măng silic, thác Pren và thác Liên Khương trên đá bazan màu đen huyền.
Hai thác này đã đổ từ trên xuống như những bức thành nước đồ sộ nhưng có lẽ vẫn còn thua thác Gu Ga và thác Pông Gua. Thác Gu Ga trông hùng vĩ một cách lạ thường, các tia nước phản chiếu ánh sáng có nhiều màu sắc bắn lên không trung thành những đường vòng sặc sỡ. Thác Pông Gua từ xa 3 km đã nghe tiếng gầm thét truyền đi và lặp lại trong rừng thẳm và khối nước khổng lồ tuy đã đổ từ bậc thang này tới bậc thang khác mà như vẫn chưa nguôi hết cơn giận dữ khi xuống tới bậc thang cuối cùng.
Các đá phiến biến chất lại thấy xuất hiện ở đập nước Đa Nhim cung cấp nguồn nước xuống làm mát những miền đất nóng bỏng của Phan Thiết, Phan Rang và dòng điện đã cung cấp năng lượng cho công nghiệp và nông nghiệp ở nhiều vùng lân cận.
Các suối trong cao nguyên Liên Khàng đều nhỏ và một số cạn nước về mùa khô. Tuy nhiên, mặt gương nước ngầm nằm không sâu lắm, các giếng trong vùng chỉ đào khoảng vài mét là có nước. Thực vật ở đây gồm có những rừng cây họ Dầu ở trên những bề mặt đất cao khô hạn hơn và những đồng cỏ tươi tốt ở những vùng thấp ẩm ướt. Nhiều ruộng lúa nước, nhiều đồn điền cũng đã được thiết lập ở những vùng trũng này.
Thực vật trên cao nguyên Lang Biang chủ yếu gồm những rừng ôn đới thuần nhất, rất điển hình là những quần thụ thông hai lá và thông ba lá rộng mênh mông (đến hơn 180.000 ha). Những cánh rừng nằm ở cực nam cao nguyên là nơi mọc xen lẫn giữa thông ba lá (thường ở độ cao trên 1.000m) và thông hai lá (mọc dưới độ cao đó), cả hai loại rừng này đều có một sản lượng khá cao (ít nhất trên 10 m3/ ha/năm). Ngoài ra đều là rừng cây họ Dầu (đặc biệt là cây họ dầu trà beng) làm chứng cho những khu vực có khí hậu khô hạn hơn.
Các cây trồng ôn đới tìm thấy ở đây loại khí hậu thích hợp. Thật là thú vị khi ngay ở miền nhiệt đới - á xích đạo, người ta lại có thể thấy ở chợ dưới đồng bằng bán những hoa mimôza, glaiơn, lan rừng, dâu tây, mận, đào, hồng, kể cả bắp cải, sà lách, su su, actisô, khoai tây, hành tây, tất cả đều từ cao nguyên nổi tiếng này cung cấp.
Rừng Lang Biang còn nhiều thú lớn như voi, cọp, beo, gấm, min, bò rừng, lợn rừng, nai, mang và nhiều loài chim quý, nhiều thú thỏ.
Nơi đây tập trung nhiều loại chim muông phong phú
Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến cao nguyên Lâm Viên
Có lẽ nếu có dịp, người nào yêu thích thiên nhiên cũng nên lên Đà Lạt, thành phố nghỉ mát lớn nhất nước ta. Ở đó tâm hồn có thể yên tĩnh và sức khỏe chóng hồi phục. Trong tưong lai có thể Đà Lạt sẽ trở thành thành phố du lịch đẹp nhất và được ưa chuộng nhất ở miền núi.
Cao nguyên Lâm Viên là một khu vực địa lý nằm ở tỉnh Lâm Đồng, Miền Trung Việt Nam. Đây là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam với khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên đẹp và đa dạng.
Các điểm đến nổi tiếng trên cao nguyên Lâm Viên bao gồm: Đà Lạt, Prenn, Langbiang, Thác Pongour, Thác Datanla, Hồ Tuyền Lâm, Hồ Xuân Hương, Vườn hoa Đà Lạt, Công viên hoa Đà Lạt, Chùa Linh Phước, Chùa Thiên Vương Cổ Sát,..
Khí hậu trên cao nguyên Lâm Viên có đặc điểm là mát mẻ quanh năm, với nhiệt độ trung bình từ 15-24 độ C. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và có thể xuất hiện sương mù. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau, thời tiết ấm áp và mưa nhiều.
Cao nguyên Lâm Viên là một điểm đến du lịch phổ biến với nhiều hoạt động thú vị như: tham quan các điểm du lịch nổi tiếng, đi bộ đường mòn, leo núi, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức ẩm thực địa phương, tham quan các trang trại rau củ quả,..
Thời điểm tốt nhất để du lịch cao nguyên Lâm Viên là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khi thời tiết mát mẻ và không quá lạnh. Tuy nhiên, du khách cũng có thể đến vào mùa hè để tránh mưa và tham gia các hoạt động ngoài trời.
2 Thích