Mytour blogimg_logo
06/04/20238.7990

Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam năm 2024

Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam nằm trung tâm thành phố Thái Nguyên, cách thủ đô Hà Nội 80 km, đi dọc theo quốc lộ 3 về phía Bắc.Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được thành lập năm 1960. Thời kỳ đầu mang tên Bảo tàng Việt Bắc, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá, lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Việt Bắc.

 

Bảo tàng được xây dựng vào năm 1960 trên một khuôn viên rộng, có nhiều cây cổ thụ. Bảo tàng đã trưng bày, giới thiệu nhiều hiện vật là di sản văn hoá truyền thống của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam.

 

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Thái Nguyên

 

Bảo tàng có tổng diện tích khoảng 39.000m2 với hơn 3.000m2 sử dụng cho khu trưng bày, kho bảo quản hiện vật và các hoạt động khác.
Hiện nay, Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 đơn vị tài liệu hiện vật gốc quý hiếm thuộc di sản văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam.
Hệ thống trưng bày gồm 6 phòng, mỗi phòng sử dụng gần 2.000 đồ vật gồm các đơn vị hiện vật gốc, ảnh và tài liệu khoa học bổ trợ.

 

bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam Thái Nguyên

Nhà truyền thống 5 gian tại Thái Nguyên

Xem thêm: Tour du lịch Thái Nguyên giá ưu đãi

 

Phòng mở đầu: khái quát đặc trưng văn hoá các dân tộc Việt Nam.

- Phòng Việt - Mường gồm dân tộc: Việt, Mường, Thổ, Chứt.
- Phòng Tày - Thái gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y.
- Phòng Mông - Dao và nhóm Nam á khác gồm dân tộc: HMông, Dao, Pà Thẻn, La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.
- Phòng Môn - Khmer gồm các dân tộc: Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu, Khmer, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, M;Nông, Xtiêng, Bru-Vân Kiều, Cờ Tu, Giẻ Triêng, Mạ, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Brâu, Rơ Măm.
- Phòng Hán - Hoa, Tạng Miến, Mạ, Ô-Pô-li-nê-di gồm các dân tộc: Hoa, Ngái, Sán Dìu, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Ra Glai, Chu Ru.
Ngoài ra, bảo tàng còn có một khu trưng bày ngoài trời hấp dẫn.

 

Bảo tàng tái hiện rất nhiều nền văn hóa

 

Nhà sàn của các dân tộc miền núi

 

Bảo tàng hiện nay vẫn còn giữ được những nét nguyên sơ

Xem thêm: khách sạn giá rẻ tại Thái Nguyên


Bảo tàng đã thu hút nhiều du khách trong nước, ngoài nước và kiều bào đến thăm quan, tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Các câu hỏi thường gặp
Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam ở đâu?

- Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam nằm tại số 1 Nguyễn Văn Huyên, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam có gì đặc biệt?

- Bảo tàng này là nơi trưng bày và lưu giữ các tài liệu, hiện vật về văn hóa, tập quán, phong tục, tín ngưỡng của các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, đây còn là nơi tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.

Thời gian mở cửa của Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam là khi nào?

- Bảo tàng mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, từ 8h đến 17h. Thứ 7 và Chủ nhật nghỉ.

Giá vé vào tham quan Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam là bao nhiêu?

- Giá vé vào tham quan là 40.000 đồng/người lớn và 20.000 đồng/người trẻ em.

Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam có hướng dẫn viên không?

- Có, du khách có thể thuê hướng dẫn viên để được giải đáp thắc mắc và hiểu rõ hơn về các hiện vật và tài liệu trưng bày tại bảo tàng.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /275