Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch Sapadu lịch Lào CaiFansipanBản Cát Cát
06/04/20235.3510

Bản Cát Cát năm 2024

Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, cách 376 km từ Hà Nội - một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. 
Đến Sa Pa, du khách không chỉ được ngắm mây vờn núi, ruộng bậc thang và những địa danh như: Cầu Mây, thác Bạc, đỉnh Phanxipang…mà nơi đây còn có nhiều bản , thôn, ấp đã được quy hoạch để đón khách du lịch. Và Cát Cát là một trong những điểm dừng chân được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích trong thời gian gần đây.
 
 
 
 
Đến với bản Cát Cát, khách du lịch sẽ được tìm hiểu văn hóa người dân tộc gắn với thiên nhiên hoang sơ.
 
 

Bản làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Ở bản Cát Cát có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là: CatScat. Do đó, từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng cho các quan chức. Cũng từ đó, bản của người dân tộc Mông nằm bên dòng thác có tên là bản Cát Cát cho đến ngày nay.

 
 
 
 
 Với cảnh quan thiên nhiên kì thú, yên bình cùng những phong tục, sinh hoạt văn hóa đặc sắc, làng Cát Cát giờ đây là điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách.
 
Người Mông ở Cát Cát chủ yếu sống trong những căn nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu, theo phương thức quần cư. Dọc theo con đường xuống bản là những nóc nhà lô xô tựa lưng vào sườn núi, bên cạnh là những thửa ruộng bậc thang xanh rì - nơi canh tác của người Mông. Đến nay, người Mông ở làng Cát Cát còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn nhiều phong tục, tập quán độc đáo xưa như tục kéo vợ, tục tổ chức lễ cưới, cùng nhiều nghề thủ công truyền thống.
 
 
 
 Hiện nay, do du lịch phát triển, một bộ phận người Mông ở Cát Cát đã chuyển hẳn sang làm dịch vụ du lịch.

Trên con đường gạch mấp mô với những bậc tam cấp dẫn lối xuống bản, chúng tôi thấy những người phụ nữ Mông đang cần mẫn dệt vải, khâu vá trong những căn nhà nhỏ ven đường. Qua khung dệt cổ, với bàn tay khéo léo tài hoa, những người phụ nữ Mông đã tạo ra nhiều sản phẩm thổ cẩm đẹp mắt, màu sắc, hoa văn, chi tiết tinh xảo như túi, mũ, quần áo, váy, ví, túi thổ cẩm, khăn quàng. Kiến trúc nhà của người Mông ở bản Cát Cát có nhiều nét cổ kính: nhà ba gian lợp ván gỗ pơmu. Bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.
 
 
 
Các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét.
 
Ngoài nghề dệt, làng Cát Cát còn có nghề chạm bạc truyền thống độc đáo với sản phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại song chủ yếu là trang sức của phụ nữ như vòng cổ, vòng tay, nhẫn… Ngoài ra, điêu khắc đá cũng là một nghề đã tồn tại từ nhiều đời, nay đem lại thu nhập ổn định cho nhiều người dân nơi đây.
 
 
 
Ở bản Cát Cát có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là: CatScat.
 
Để phát triển tiềm năng du lịch vùng Cát Cát, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện nhiều chương trình như: “Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát”, chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Dao” và “Một ngày làm cô dâu người Mông”. Tham gia những chương trình này, du khách sẽ được khám phá và trải nghiệm nhiều điều thú vị từ đời sống và văn hóa của đồng bào Mông trên bản vùng cao bình yên Cát Cát.
 

 Do đó, từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng cho các quan chức.

 Cũng từ đó, bản của người dân tộc Mông nằm bên dòng thác có tên là bản Cát Cát cho đến ngày nay.

Nếu có nhiều thời gian ở lại bản Cát Cát, du khách sẽ có dịp khám phá và tìm hiểu về các món ăn độc đáo của dân tộc Mông. Người Mông ở Cát Cát có rất nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo: rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị...

Những ruộng bậc thang đẹp như một bức tranh.

Xem thêm: Khách sạn tại Sapa

Ngoài những phong tục tập quán mang tính đặc trưng của người dân tộc thiểu số nơi đây còn sở hữu vẻ đẹp riêng biệt của thiên nhiên, ấy vậy mà Bản Cát Cát là điểm Du lịch hấp dẫn ở Sapa ngay từ khi nó được thành lập…. Bắt đầu đến Bản quý khách sẽ đi qua 1 cây Cầy Si bắc qua Suối Cát Cát và Thác nước Cát Cát thơ mộng. Càng đi sâu vào trong bản quý khách càng ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, Nếu dãy núi Hoàng Liên Sơn – Đỉnh Phanxipăng nóc nhà Đông Đương đem đến cho bạn cảm giác thán phục trước vẻ đẹp của thiên thì những thửa ruộng bậc thang lại mang đến cho bạn sự cảm phục trước sự sáng tạo của con người vùng cao. Họ đã biết khắc phục những nhược điểm của địa hình để tạo lên những thửa ruộng có khả năng canh tác đồng thời còn là một bức tranh kỳ vĩ, một vẻ đẹp hoang sơ trên nền không gian thiên nhiên hùng vĩ của núi đồi vùng cao.. và đây cũng chính là nguồn cảm hững vô tận cho các nhà nhiếp ảnh gia và du khách mỗi khi đến với Sapa nơi gặp gỡ đất trời.

Các câu hỏi thường gặp
Bản Cát Cát là gì?

- Bản Cát Cát là một làng cổ truyền của người H'mong tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nằm cách trung tâm Sa Pa khoảng 2km về phía đông nam.

Bản Cát Cát có gì đặc biệt?

- Bản Cát Cát có nhiều điểm đến du lịch như làng cổ, thác Tình Yêu, đồng lúa terraced, nhà tù cổ, nhà thờ cổ,.. Nơi đây còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của người H'mong.

Làm thế nào để đến Bản Cát Cát?

- Bạn có thể đi bằng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ từ trung tâm Sa Pa. Nếu không tự đi được, bạn có thể thuê xe máy hoặc xe ô tô hoặc tham gia tour du lịch.

Khi nào là thời điểm thích hợp để đến Bản Cát Cát?

- Thời điểm tốt nhất để đến Bản Cát Cát là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến tháng 5, khi thời tiết khô ráo và mát mẻ.

Ngoài Bản Cát Cát, còn những địa điểm du lịch nào khác ở Lào Cai?

- Lào Cai có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như Fansipan, thác Bạc, thác Tả Phìn, chợ phiên Bắc Hà, chợ phiên Cán Cấu,.. Nơi đây còn có nhiều bản làng cổ truyền của các dân tộc thiểu số như H'mong, Dao, Tày, Nùng,...

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /343