Mytour blogimg_logo
Tags:
cảnh đẹp Tây NguyênBuôn Ma ThuộtDu lịch Đắk Lắkkhám phá đắk lắk
06/04/20233.3130

Bạch ngưu thoại bên thác Trâu Đá - phần 1 năm 2024

Nhắc đến Tây Nguyên - vùng đất đỏ badan rực lửa, người ta không thể bỏ qua khoảng khắc được chiêm ngưỡng những thác nước hùng vĩ giữa đại ngàn. Như một tặng phẩm của tạo hóa, thác Trâu đá của núi rừng Tây Nguyên đẹp hoang sơ đầy vẻ thần thoại. Nằm sâu trong thung lũng rừng xanh, thác Trâu Đá ngày đêm không ngừng hòa tấu những bản hùng ca, tựa tiếng cồng chiêng đang rộn rã nơi buôn làng, khiến cho bước chân du khách không khỏi tò mò tìm đến khi có dịp đặt chân lên mảnh đất Đăk Lăk trìu mến.

 

Thác Trâu Đá nằm sâu tận trong núi Yông Chak, buôn Yông Hắt, xã Krông Knô, huyện Lak, tỉnh Đăk Lăk. Từ thành phố Buôn Ma Thuột dọc theo hướng đường quốc lộ 27 đi Lâm Đồng khoảng 60 km sẽ đến được trung tâm huyện Lak. Cách huyện Lak chừng 45 km đường lộ nữa sẽ đến với Krông Knô.

 

thác Trâu Đá

Con đường vào buôn Yông Hắt giữa muôn trùng núi non - Ảnh: Baodaklak

Xem thêm: Các khách sạn tại Lâm Đồng

 

Con đường dẫn vào buôn Yông Hắt hiện ra với một màu xanh tươi mát của cây cối hai bên đường, trên lối đi được phủ lớp nhựa tân trang, xe cộ có thể di chuyển dễ dàng. Thế nhưng con đường rừng dẫn lên thác Trâu Đá lại trái ngược hoàn toàn với những vách đá dựng đứng như đang thử thách bước chân du khách. Bên cạnh đó, có rất nhiều con suối nhỏ róc rách cùng những tảng đá trơn nhẵn càng dễ làm chùn ý chí lẫn sức khỏe của các phượt thủ.

 

thác Trâu Đá

Đường lên thác Trâu Đá - Ảnh: Baodaklak

 

Để đến được đỉnh thác Trâu Đá, du khách sẽ phải mất hơn 2 giờ trekking rừng. Thế nhưng, khi được tận mắt chiêm ngưỡng kỳ quan có một không hai này, hẳn là bất kỳ du khách nào cũng sẽ cảm thấy cực kỳ thoả mãn và hạnh phúc khi đã không dừng bước từ bỏ cuộc khám phá giữa chừng.

 

thác Trâu Đá

Đỉnh thác Trâu Đá - Ảnh: Baodaklak

 

Từ đỉnh thác Trâu Đá, có thể nhìn thấy thân hình đồ sộ của chú trâu đá đang há mõm phì phò tung những bọt nước trắng xóa xuôi về khắp tản các đá lớn nhỏ bên dưới. Như một tuyệt tác giữa núi rừng, thác Trâu Đá khiến du khách như được hòa mình vào thế giới câu chuyện cổ người M’nông Gar từ hàng ngàn năm trước bởi những cảnh quan kỳ ảo mà sống động đang diễn ra trước mắt.

 

thác Trâu Đá

Đỉnh thác, nơi có chú trâu đá đang phì phò phun nước - Ảnh: Baodaklak

 

Khắp buôn làng người M’nông Gar cạnh thác Trâu Đá, từ bé đến già đều tự hào về nguồn nước tươi mát của dòng thác này qua tích truyện thưở xa xưa được truyền tụng từ đời này sang đời khác trong buôn. Chuyện kể rằng lúc đất trời mới chia tách thành hai nơi khác nhau, thế giới của mặt đất luôn chìm trong biển lửa bởi sức nóng của mặt trời, đâu đâu cũng thấy những hố lửa, biển lửa ngập tràn khiến cho không sinh vật nào có thể tồn tại được, đó là lúc dân làng nhận ra sự sống đang dần bị chết đi nhanh chóng.

 

người Mnông Gar

Chú trâu trắng trong truyền thuyết của người M’nông Gar (ảnh minh họa) - Ảnh: Xóm nhiếp ảnh

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Buôn Ma Thuột

 

Đúng lúc ấy, bỗng từ đường chân trời xuất hiện một chú trâu trắng đang từ từ tiến bước về phía buôn làng. Lạ kỳ thay, chú trâu ấy dường như chẳng hề sợ sệt cũng như bị ngọn lửa ngút trời làm hại. Như một điềm báo, người dân liền bắt lấy chú trâu để làm lễ tế thần bên cạnh thác Trâu Đá, cầu cho mưa thuận gió hòa, thoát khỏi kiếp nạn của biển lửa.

 

Lễ hội đâm trâu

Lễ hội đâm trâu vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay ở Đak Lak - Ảnh: Baodaklak

 

Thật vậy, sau khi lễ tế trâu diễn ra, một nguồn nước ào ạt từ chính nơi tế thần linh tràn xuống khắp mọi nơi trên mặt đất, làm dập tắt toàn bộ nạn lửa. Cây cối xung quanh bắt đầu mọc lên một cách nhanh chóng như ôm lấy và bảo vệ dòng thác Trâu Đá. Nơi đóng cọc cho chú trâu trắng mọc lên một cây nêu cao vút tận mây trời, còn cối và chày giã gạo cho trâu cũng biến thành đá giống thân xác chú trâu kia để ngày đêm bảo vệ buôn làng. Thác Trâu Đá cũng ra đời từ đó.

 

thác Trâu Đá

Nước trào ra từ cối giã gạo bằng đá ở thác Trâu Đá - Ảnh: Baodaklak

 

thác Trâu Đá

Một thân cây mọc trên tảng đá cạnh suối được tương truyền là cây nêu, nơi cột chú trâu trắng - Ảnh: Baodaklak

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đắk Lắk

 

Làn nước Trâu Đá trong vắt uốn lượn hài hòa lướt qua những phiến đá đỏ còn giữ nguyên sắc màu của lửa thuở sơ khai như những mảnh lụa trắng dẻo dai tạo nên một bức tranh tĩnh mặc đẹp mắt. Không những thế, những bụi hoa dại mọc rải rác dọc bờ suối hai bên càng tô điểm cho nét hoang sơ mà hữu tình của nơi đây.

 

thác Trâu Đá

Nước mềm mại lướt trên những phiến đá đỏ hỏm ở thác Trâu Đá - Ảnh: Baodaklak

 

thác Trâu Đá

Cận cảnh sắc màu của những viên đá lửa thuở sơ khai ở thác Trâu Đá - Ảnh: Baodaklak

 

thác Trâu Đá

Hoa dại mọc ven bờ suối Trâu Đá - Ảnh: Baodaklak

 

Đứng trên đỉnh Trâu Đá, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, thả hồn vào không gian sinh thái điệp điệp trùng trùng của núi rừng Tây Nguyên giữa bầu trời xanh thẳm.

 

thác Trâu Đá

Núi non trùng điệp trông từ đỉnh thác Trâu Đá - Ảnh: Baodaklak

 

Xem thêm: Các tour du lịch Đắk Lắk

 

Mời các bạn xem tiếp: Bạch ngưu thoại bên thác Trâu Đá - phần 2

 

Gumi - mytourblogs.com

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..

Các câu hỏi thường gặp
Bạch ngưu thoại bên thác Trâu Đá là gì?
Bạch ngưu thoại bên thác Trâu Đá là một câu chuyện cổ tích của dân tộc Việt Nam.
Câu chuyện kể về gì?
Câu chuyện kể về một chàng trai tên là Sơn Tinh và một cô gái tên là Tố Nữ. Hai người yêu nhau nhưng bị ngăn cách bởi sự ganh đua giữa hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Thác Trâu Đá có ý nghĩa gì trong câu chuyện?
Thác Trâu Đá là nơi Sơn Tinh và Tố Nữ gặp nhau và yêu nhau. Nó cũng là nơi Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh giành quyền kiểm soát nước.
Bạch ngưu thoại bên thác Trâu Đá có ý nghĩa gì đối với văn hóa dân tộc Việt Nam?
Câu chuyện Bạch ngưu thoại bên thác Trâu Đá là một trong những câu chuyện cổ tích được truyền lại từ đời này sang đời khác, giúp bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam.
Có phần 2 của câu chuyện không?
Có, câu chuyện Bạch ngưu thoại bên thác Trâu Đá được chia thành hai phần. Phần 2 kể về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để giành quyền kiểm soát nước.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /395