Ngôi chùa tràn ngập ánh đạo vàng làm lộng lẫy một góc trời Đông duyên hải Bình Đại. Hơn 8 ha đất hoang hóa, cỏ dại um tùm và đầm sình lầy lội quanh năm nước nhiễm mặn không ai có thể ngờ giờ đây là một khu vực khang trang dành cho quý Phật tử bốn phương hội tụ về quy ngưỡng, chiêm bái Phật.
Cổng tam quan chùa Vạn Phước
Vào rằm tháng 7 năm Kỷ Sửu (tức ngày 3-9-2009), thực hiện tâm nguyện của Phật tử gần xa, trụ trì Thích Phước Chí cho khởi công xây dựng tôn tượng Đức Phật Di Lặc bên cạnh hồ sen trong khuôn viên già lam của chùa.
Điêu khắc gia Thụy Lam (người xây dựng tượng Phật Di Lặc núi Cấm - An Giang; tượng Phật Di Lặc và A Di Đà chùa Vĩnh Tràng- TP. Mỹ Tho, Tiền Giang và tượng Phật Bà Quan Âm tại Bãi Bụt - Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) cùng đồ đệ của ông được mời về xây dựng tôn tượng Di Lặc cao 12m45; khối lượng khoảng 99 tấn, bằng bê tông, cốt thép, kinh phí ước chừng 2,27 tỷ đồng. Tượng Di Lặc hoàn thành vào ngày 15 tháng 12 năm Kỷ Sửu (nhằm ngày 29-1-2010).
Đại đức Thích Phước Chí cho biết, theo lời Phật dạy: "Xây dựng chùa tháp, ấn tống kinh điển, tạo tượng, đúc chuông… là những việc làm công đức vô lượng". Đến nay, chùa Vạn Phước chúng tôi đã xây dựng tôn tượng Đức Từ Thị Di Lặc, cổng tam quan với cặp rồng vàng chầu, khu chánh điện, khu vực tượng Bồ tát Quán Thế Âm, khu vực tượng Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề, nhà làm việc, phòng khách, phòng thuốc Nam từ thiện, bảng công đức và bàn thờ Tổ quốc với chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh… tất cả là công đức của Phật tử gần xa cúng dường.
Trụ trì Thích Phước Chí còn nhận nuôi và chữa tâm bệnh cho 40 người bệnh tật, tâm thần không nơi nương tựa.
ĐĐ. Thích Phước Chí và điêu khắc gia Thụy Lam
Đại lễ lạc thành - an vị Tôn tượng Đức Từ Thị Di Lặc sẽ diễn ra trong 3 ngày 27-28-29 tháng 1 năm Canh Dần (tức các ngày 12,13,14-3-2010) tổ chức long trọng tại chùa Vạn Phước với nhiều chương trình như : cúng trai tăng, trai đàn chẩn tế, lễ an vị Tôn tượng, chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng…
- Ánh đạo vàng là một loại đèn lồng truyền thống của người Việt Nam, được sử dụng trong các lễ hội, lễ cưới, lễ tang và các dịp đặc biệt khác.
- Chùa Vạn Phước là một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở Bến Tre, Miền Nam. Trong các dịp lễ hội, chùa thường được trang trí rực rỡ với nhiều loại đèn lồng, trong đó có Ánh đạo vàng. Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
- Ánh đạo vàng thường được treo tại chùa Vạn Phước vào các dịp lễ hội, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán. Đây là thời điểm mà chùa được đông đảo người dân và du khách đến tham quan, cầu nguyện và tìm hiểu về văn hóa truyền thống của địa phương.
- Khi tham quan chùa Vạn Phước và xem Ánh đạo vàng, du khách cần tuân thủ các quy định của chùa, không gây ồn ào, xúc phạm tôn giáo và văn hóa địa phương. Ngoài ra, cần chú ý đến an toàn và tránh gây cháy nổ khi xem Ánh đạo vàng.
1 Thích