Mang ý nghĩa lịch sử to lớn, một số nhà tù xưa của Việt Nam được quy hoạch thành những khu di tích lịch sử như: nhà tù Sơn la, nhà tù Hỏa lò, nhà lao Thừa phủ, nhà lao Vinh, nhà tù Lao bảo, nhà đày Buôn ma thuột, nhà tù Côn đảo, nhà tù Phú quốc. Hàng năm có rất nhiều du khách ghé thăm những nhà tù này, nơi chứng giám cho một thời đấu tranh vừa bi thương vừa hào hùng của dân tộc Việt Nam, và cũng là nơi tố cáo những tội ác trong quá khứ của quân xâm lược Việt Nam.
Giữa bạt ngàn núi sông hùng vĩ của Tây Bắc, thành phố Sơn La nép mình ở một góc nhỏ, bình yên và tĩnh lặng. Nơi này không nổi tiếng với những thắng cảnh đẹp làm say mê lòng người, nhưng lại có một địa danh thu hút hàng ngàn khách du lịch tìm về mỗi năm ở Việt Nam, đó là di tích nhà tù Sơn La.
Nhà tù Sơn La thu hút hàng ngàn du khách ở Việt Nam mỗi năm - Ảnh: Yatlat
Được thực dân Pháp xây dựng năm 1908, có diện tích 1.700 m2, nhà tù Sơn La là nơi giam cầm nhiều chiến sỹ Việt Nam xưa với chế độ đàn áp cực kỳ hà khắc và man rợ. Mặc dù một phần nhà tù Sơn La đã bị tàn phá bởi bom đạn chiến tranh nhưng khi đến đây, du khách vẫn có thể cảm nhận được nỗi kinh hoàng của những hầm giam âm u, tối om, tiếng ken két lạnh người của những cánh cửa gai sắt kiên cố hay những mảng tường rêu phong còn thấm mồ hôi và máu của những người chiến sỹ hy sinh vì độc lập tự do của Việt Nam ngày nay.
Nhà tù Sơn La nằm giữa đồi Khau Cả - Ảnh: Blogspot
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Sơn La
Nằm giữa đồi Khau Cả, nhà tù Sơn La vừa là nơi chứng giám tội ác của thực dân Pháp vừa là một trường học cách mạng vĩ đại đã tôi rèn nên những viên ngọc sáng cho Việt Nam như: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ... Đến nhà tù Sơn La, nghe cô hướng dẫn viên người Thái xinh đẹp kể về các vị anh hùng dân tộc, về cây đào Tô Hiệu, về tích cây đa Bản Hẹo,... du khách sẽ hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam, thấm nhầm hơn giá trị hòa bình của ngày hôm nay.
Cây đào Tô Hiệu ở nhà tù Sơn La - Ảnh: Blogspot
Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Hỏa Lò là một trong những nhà tù khét tiếng bậc nhất thời Pháp thuộc ở Việt Nam. Với những bức tường đá và rào kẽm gai bốn phía cao đến 4 m, những buồng giam tăm tối qua nhiều lớp cửa, nhà tù Hỏa Lò như muốn đánh gục ý chí của các chiến sỹ cách mạng Việt Nam ta.
Toàn cảnh nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội - Ảnh: Nocookie
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Cùng với những tên cai tù khét tiếng, tàn độc, nhà tù Hỏa Lò nổi tiếng với những ngục tối chật hẹp, sàn giam dốc ngược và khủng khiếp nhất là chiếc máy chém thời trung cổ với lưỡi dao sắc lẹm. Chính những điều này, nhà tù Hỏa Lò được người đời mệnh danh là “địa ngục trần gian” ở Việt Nam và đã trở thành một trong năm điểm đến ghê rợn nhất Đông Nam Á.
Một buồng gian trong nhà tù Hỏa Lò - Ảnh: Jennifer
Lối đi chật hẹp nhà tù Hỏa Lò - Ảnh: Doisongphapluat
Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Máy chém thời Trung cổ ở nhà tù Hỏa Lò - Ảnh: Ka Fai
Nhà lao Thừa Phủ vốn là nơi ở của đơn vị Thuỷ binh nhà Nguyễn, được thực dân Pháp và chính quyền tay sai biến thành nhà giam chính của Phủ Thừa Thiên năm 1899. Nơi đây gắn liền với những năm tháng hoạt động của người anh cả trong ngành quân đội Việt Nam – đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nhà lao Thừa phủ, tỉnh Thừa Thiên - Huế - Ảnh: Saigonnews
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Thừa Thiên Huế
Kiến trúc nhà lao độc đáo với hình tượng hai quá bí bằng đá ở cổng với ngụ ý “đã vào nhà lao là bí đường ra”. Từ sau năm 1975, nhà lao Thừa Phủ tiếp tục trở thành trại tạm giam của tỉnh Bình Trị Thiên và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hiện nay, phần lớn diện tích của nhà lao đã được sử dụng để xây dựng bệnh viện quốc tế Huế, một phần nhỏ còn lại được tôn tạo lại thành khu di tích để du khách ở Việt Nam tìm hiểu và tham quan.
Một dãy buồng giam của nhà lao Thừa Phủ còn được lưu giữ đến ngày nay - Ảnh: Vinahue
Nhà lao Vình nằm trong thành phố cổ Nghệ An, được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 và được sử dụng để giam giữ những tù nhân chính trị ở Việt Nam đến năm 1945. Nhà lao Vinh được xem như là nơi rèn luyện tinh thần, nghị lực và nhân cách của các chiến sỹ cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.
Đài tưởng niệm ở nhà lao Vinh - Ảnh: BTXVNT
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Nghệ An
Với diện tích 19.500 m2, nhà lao Vinh gồm 6 dãy nhà giam và 1 xà lim. Xung quanh được rào bằng 4 bức tường cao 3 m, có gắn các mảnh chai sắt nhọn. Đến với nơi đây, du khách có thể cảm nhận được sự đàn áp khắc nghiệt mà các chiến sỹ Việt Nam xưa phải chịu đựng thông qua các mô hình và các dụng cụ tra tấn dã man vẫn còn được lưu giữ cẩn thận.
Mô hình một buồng giam ở nhà lao Vinh được tôn tạo, mô phỏng lại - Ảnh: Internet
Xem thêm: Các tour du lịch Nghệ An
Mời bạn xem tiếp: 8 nhà tù không có chức năng cải tạo ở Việt Nam - Phần 2
Tiểu Phụng - mytourblogs.com
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của mytourblogs.com (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com..
- Có tới 8 nhà tù được coi là đi vào lịch sử kháng chiến của dân tộc ở Hà Nội và Miền Bắc, bao gồm: nhà tù Hỏa Lò, nhà tù Sơn La, nhà tù Côn Đảo, nhà tù Hà Đông, nhà tù Thanh Lâm, nhà tù Hà Tây, nhà tù Yên Bái và nhà tù Hải Phòng.
- Có nhiều nhân vật nổi tiếng đã từng bị giam giữ tại các nhà tù này, bao gồm: Bác Hồ, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Trường Chinh, Hồ Tùng Mậu, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Định, Đặng Thùy Trâm, và nhiều nhân vật khác.
- Những nhà tù này được xây dựng trong thời kỳ thực dân Pháp và có điều kiện sống khắc nghiệt, đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh. Các tù nhân thường bị đói, thiếu nước, bị tra tấn và bị đối xử tàn bạo. Tuy nhiên, những người tù có tinh thần kiên cường và quyết tâm đã vượt qua những khó khăn đó để giành được độc lập cho dân tộc.
- Những nhà tù này là nơi giam giữ những người yêu nước, những người đã hy sinh và đóng góp cho sự độc lập của dân tộc. Những người tù đã trải qua những khó khăn, đau khổ và hy sinh để giành lại độc lập cho dân tộc. Những nhà tù này đã trở thành biểu tượng cho sự kiên cường và quyết tâm của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do.
0 Thích