Ai đã từng một lần ghé thăm Hội An, hẳn trong lòng sẽ lâng lâng một nỗi niềm bồi hồi xao xuyến luyến tiếc khi sắp rời xa nơi đây: “ Ôi! Giá mà thời gian trôi thật chậm...”! Hội An không chỉ làm say đắm lòng người bởi thiên nhiên xinh đẹp, bởi những phố cổ rêu phong mà chính những món ăn ngon Hội An đã khắc ghi trong lòng du khách những dấu ấn sâu sắc nhất.
Ở miền Trung Việt Nam nói đến mì Quảng người ta thường nghĩ đến Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị,...nhưng đặc trưng phải nói đến mì Quảng Hội An.
Mì Quảng là món ăn đặc trưng của người dân phố cổ - Ảnh: HaColor
Đối với những du khách mới thưởng thức mì Quảng đầu tiên sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy những quả trứng cút trong tô mì.
Tô mì ngon từ sợi mì dai dai đến con tôm sông ngọt lịm - Ảnh: Nguyễn Ngọc Sơn
Du khách tản bộ ở phố cổ có thể bắt gặp nhiều quán bán hàng trên lề đường, có thể liếc nhẹ nhìn nồi nước để nấu mì quá hấp dẫn, cộng với nhiều người dân địa phương đang ngồi ăn xì xụp rất vui mắt, rất ư là thấy thèm.
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hội An
Người đầu bếp giản dị bên lề đường của những tô mì tuyệt phẩm - Ảnh: Alpha
Mì Quảng là món ngon Hội An được nấu từ những nguyên liệu rất riêng của địa phương, có bản sắc, không lẫn với bất kỳ món ăn nào. Đến Hội An mà không thử món mì Quảng ngọt lịm, sợi mì dai dai, nước chấm cay nống nơi đầu lưỡi ắt sẽ phải tặc lưỡi vì tiếc.
Ở Hội An, mì Quảng được bán khắp nơi, từ các quán ăn ở trung tâm phố cổ đến các hàng quán ở thôn quê, nhưng tuyệt vời hơn cả vẫn là những quán mì lề đường trên các hè phố rêu phong. Giá khoảng 20.000 - 30.000 đồng/tô.
Cũng giống như mì Quảng được làm từ gạo, bánh bèo cũng là món ăn ngon dân dã quen thuộc của người dân phố cổ và du khách thập phương.
Bánh bèo nhân tôm thơm ngon - Ảnh: jennikokodesu
Để làm được bánh bèo thơm ngon người thợ phải thật tỷ mỉ và cần nhiều công sức, muốn bánh bèo được ngon quan trọng phải chọn loại gạo ngon sau đó ngâm nước để gạo mềm rồi đem gạo xay thành nước bột mịn. Công đoạn xay bột quyết định khả năng thành công của cái bánh, nước bột không được đặc quá, vì nếu đặc bánh sẽ cứng, ít dẻo.
Bánh bèo được vớt ra khỏi khay sau khi được hấp chín - Ảnh: HoianFoodtour
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Hội An
Nhìn chén bánh bèo Hội An trắng phau, nhân ở giữa có màu đỏ hồng xen kẽ tôm thịt như nhụy một đóa hoa rực rỡ đang khoe hương khoe sắc, một mùi thơm lừng sực nức ngun ngút khiến du khách khó cưỡng lại. Dụng cụ để ăn bánh bèo khác biệt so với các món ăn khác là không phải dùng đũa, cũng không phải muỗng mà là một thanh tre vót thành hình lưỡi dao, gọi là “dao tre”. Với cách ăn dùng “ dao tre” khiến bao du khách hiếu kì bởi nét độc lạ của món ngon Hội An.
Tùy khẩu vị mà thực khách có thể thêm ớt hay nước chấm vào - Ảnh: HoianFoodtour
Bánh bèo có mặt khắp ở Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam…Giá 2.000đ/dĩa, nhưng để đã thèm thì phải ít nhất 3 dĩa.
Dù là gánh bánh bèo bên lề đường nhưng rất sạch sẽ, thoáng mát - Ảnh: Mai_nguyeenx
Du khách mới đến phố cổ thường bỡ ngỡ chưa biết nên ăn gì ở Hội An thì cơm gà là lựa chọn đầu tiên, món này là một trong những nét đặc trưng ẩm thực nơi đây.
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại trung tâm phố cổ.
Cơm gà Hội An với hạt gạo mềm dẻo, thịt gà tươi ngon - Ảnh: Đá Cuội
Gạo dùng để nấu cơm phải là loại gạo thơm, hạt gạo khi nấu chín vừa dẻo vừa mềm và gà được lựa chọn kĩ càng phải là gà tươi, thịt săn chắc ít mỡ. Bí quyết của nhiều đầu bếp lâu năm để cơm sau khi nấu chín được thơm ngon đậm đà là dùng nước luộc gà để nấu cơm.
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hội An
Thịt gà được xé nhuyễn trộn với hành tây và tiêu - Ảnh: Lee Min Nhỗn
Cơm được xới ra đĩa, cho thịt gà xé đều lên, trộn cùng với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương, nếu du khách ăn cay có thể dùng tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp từ nước luộc gà trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà đậm đà bản sắc địa phương.
Cơm gà phố hội được bán ở khắp mọi nơi ở Hội An nhưng theo đánh giá của đa số du khách thì quán cơm gà Bà Buội là ngon nhất, giá từ 30.000 đồng - 55.000đồng/dĩa tùy theo nhu cầu ăn ít hay nhiều của du khách.
Quán Bà Buội nằm trong nhà nhưng nhỏ xinh, khách Tây phải khom lưng mới lọt qua cửa - Ảnh: Du khách
Ngoài ra còn có quán bà Minh ở đường Lý Thường Kiệt, bà Hương ở đường Lê Lợi.
Cao lầu là món gì mà nghe tên thì ai cũng ngỡ là một cái lầu cao nào đấy ở Hội An, đó cũng là thắc mắc của rất nhiều du khách từng ghé thăm nơi đây. Thật ra cao lầu là tên gọi của một món ăn ngon ở Hội An và không biết từ khi nào nó có cái tên không đụng hàng như vậy.
Cao lầu là đặc sản ở phố cổ Hội An - Ảnh: JoeCollver
Cao lầu bao gồm những sợi mì vàng tươi, được dùng với tôm, một loại bánh như bánh quy, thịt heo nướng và rau đi kèm. Có thể nói đây là món ăn kết quả của quá trình lịch sử lâu đời do ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực Trung Hoa và Nhật Bản do sự du nhập của các thương nhân đến phố cổ vào những thế kỷ trước và cho đến ngày nay cao lầu Hội An mang một nét độc đáo mà không nơi nào có được.
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hội An
Tinh túy của Cao lầu nằm ở độ dai của mì và ngon của thịt heo - Ảnh: Avlxyz
Du khách muốn thử Cao lầu cũng khá là dễ dàng do được bán ở khắp các hàng quán, từ quán sang trọng đến quán bình dân lề trên các tuyến phố. Quán được nhiều du khách đến và nổi tiếng nhất là quán bà Bé, quán chỉ bán từ 14h chiều, ngoài ra còn quán cao lầu Trung Bắc ở 87 đường Trần Phú.
Một quán cao lầu trên phố cổ - Ảnh: Rob Whitworth
Bánh đập hiểu đơn giản theo nghĩa đen là phải đập một cái rồi mới ăn. Món này là sự kết hợp hài hòa giữa nhu và cương (bánh tráng nướng giòn và bánh ướt ). Bánh đập được ăn kèm với hến xào, tôm, thịt, cá,...
Bánh tráng nướng, bánh ướt cùng với hến xào - Ảnh: Du khách.
Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, có độ lớn tương đương và dùng cạnh bàn tay để “đập” xấp bánh này làm đôi hoặc dùng tay xén nhẹ để bánh bể ra. Phần bánh tráng nướng vì dòn nên bị vỡ, phần bánh tráng mỏng kèm theo, có độ dẻo, mềm và dính nên giữ bánh tráng nướng lại, không bị rơi ra ngoài.
Quán bánh đập Bà Già nổi tiếng hơn 40 năm ở Thôn 1, xã Cẩm Nam, Hội An (du khách qua cầu Cẩm Nam, đi thẳng qua khúc cua đầu tiên khoảng 200m sẽ gặp quán nằm bên tay phải) và các quán dọc sông Hoài, gần cầu Cẩm Nam.
Thoa bột làm bánh cũng đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm khéo tay - Ảnh: Amthucdocdao
Mời các bạn xem tiếp: 10 Món ăn ngon tuyệt hảo của ẩm thực phố cổ Hội An - Phần 2
Vũ hà - mytourblogs.com
0 Thích