Hình ảnh loài Rồng được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường, là loài vật đứng đầu tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng. Rồng cũng là hình tượng rất quen thuộc trong đời sống văn hóa - tâm linh của người Việt cách đây hằng nghìn năm. Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, rất nhiều địa danh nổi tiếng của đất nước ta đã được gắn liền với tên của Rồng dưới hình thức tiếng Hán hay tiếng Hán - Nôm.
Rồng - loài linh vật huyền thoại (ảnh minh họa) - Ảnh: Taoxanh
Thăng Long là tên gọi của kinh đô của nước Đại Việt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung Hưng, trải dài từ năm 1010 - 1788, ngày nay là Thủ đô Hà Nội. Theo sử tích, vào tháng 8/1010, khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, nghĩa là "rồng bay lên”.
Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới -Ảnh: Khoi Tran Duc.
Ngày nay, Thăng Long - Thủ đô Hà Nội mê hoặc du khách với những hồ nước thơ mộng như Hồ Hoàn kiếm, Hồ Tây, những con đường ngập lá vàng mùa thu rất lãng mạn, hay các địa danh du lịch mang dấu ấn lịch sử như Lăng Bác, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám…
Hồ Gươm đẹp như tranh thủy mạc - Ảnh: Doan Quoc Tuan
Mùa thu Hà Nội nhuộm sắc vàng lãng mạn - Ảnh: Giang Trịnh.
Nét rực rỡ một sớm mai xứ Thăng Long - Ảnh: AlexKrengel
Văn miếu Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam - Ảnh: Emad Aljumah
Vẻ cổ kính, trang nghiêm của lăng Bác - Ảnh: Nichanun Ausavapunyavat.
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Ngoài các địa danh du lịch, Hà Nội còn được biết đến như một thiên đường ẩm thực của du khách trong và ngoài nước.
Thưởng thức những món ăn hấp dẫn của Thủ đô - Ảnh: Sưu tầm
Cầu Long Biên thường được gọi là “Cầu Rồng”, một trong những biểu tượng của Thủ đô.
Cầu Long Biên cũng được xem như là chứng nhân lịch sử của nơi đây, dần dần đã đi vào trong dân gian với câu vè:
“Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…”
Cầu Long biên - chứng nhân lịch sử. Ảnh: Kazuhito
Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do các kiến trúc sư lừng danh người Pháp của công ty Daydé & Pillé thiết kế, được đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Cầu được xây dựng từ năm 1899-1902, dài 1.862 m và là một trong những cây cầu lớn của thế giới thời kỳ đó.
Cầu Long Biên đầu thế kỷ 20 với tên gọi pont Paul Doumer - Ảnh:Nguyễn Quang Hưng.
Tấm biển tên nhà thầu vẫn còn được lưu lại trên Cầu- Ảnh Minh Bryan.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiều nhịp cầu đã bị hủy hoại nặng nề. Hiện tại, cầu Long Biên được sử dụng cho tàu hỏa, xe đạp, xe máy và người đi bộ.
Các phương tiện lưu thông trên “cầu Rồng” - Ảnh Pham Huu Binh.
Làn đường tấp nập cho xe máy trên cầu - Do Quang Hung.
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội
Ngoài là một trong những địa danh phải đến của du khách khi ghé Thủ đô, cầu Long Biên còn là địa điểm hẹn hò, chụp ảnh yêu thích của giới trẻ và giới nhiếp ảnh.
Bước chân trên nhịp cầu, như đưa ta trở về với tuổi thơ (Ảnh minh họa) - ẢnhMeo Beo.
Một sớm tinh mơ ở “cầu Rồng” - Ảnh: Nguyen Trung Anh.
Long Biên một buổi chiều cuối thu. Ảnh: Hoa Khanh Nguyen.
Một góc Long Biên vào giữa đêm - Ảnh Tommy Martin.
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ.
Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng mẹ đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long - “ nơi rồng đáp xuống” đẹp mê hồn - Ảnh: dulichvietnams.
Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến như kỳ quan thiên nhiên có một không hai với các đảo đá, hang động và bãi biển đẹp mê hồn. Vịnh cũng nhiều lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Hạ Long đẹp ảo diệu vào sớm tinh mơ - Ảnh: Sohiroshi.
Hoàng hôn mơ màng trên Vịnh Hạ Long - Ảnh Onur Karaagaoglu.
Chiếc tàu với cánh buồm mang “thương hiệu Hạ Long” - Ảnh: Emad Aljumah
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Vịnh Hạ Long
Có rất nhiều cách để khám phá vẻ đẹp của vịnh nhưng xa xỉ và tuyệt nhất là du thuyền lênh đênh trên vịnh, ngắm một vùng biển đá, ngắm các hòn Trống Mái, hòn Chó đá, lang thang trong các động, vẫy vùng ở các bãi tắm và thả mình trong ánh sáng bang bạc của trăng, sao, thưởng thức hải sản.
Dạo quanh vịnh Hạ Long bằng du thuyền - Ảnh: dulichvietnam365.
Xứ Rồng Hạ Long huyền ảo trong sương - Ảnh: Istvan Kadar
Đêm về trên vịnh Hạ Long - Ảnh: junkii
Sửng sốt trước vẻ đẹp huyền ảo nơi hang Sửng sốt - Ảnh Andrey B.
Sương giăng mờ ảo nơi "Rồng đáp xuống" - Ảnh: James Charlick
Quảng Ninh có rất nhiều vịnh đẹp. Nếu Vịnh Hạ Long giống như một cô gái có vẻ đẹp rực rỡ thì Vịnh Bái Tử Long như một cô thiếu nữ tinh khôi, đầy mê hoặc.
Bái Tử Long như một cô thiếu nữ đầy mê hoặc - Ảnh: Vinh. NT
Bái Tử Long là một vịnh của Việt Nam, nằm trong vịnh Bắc Bộ, ở vùng Đông Bắc của Việt Nam. Nơi đây còn in dấu nền văn hóa Hạ Long từ hàng nghìn năm trước và cũng còn lưu giữ khá vẹn nguyên nét tinh khôi của một quần đảo thuở hồng hoang.
Vẹn nguyên nét tinh khôi của một quần đảo thuở hồng hoang - Ảnh:Khoi Tran Duc
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi gần Vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh
Quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa tạo ra những hình thái đặc biệt như một bức tranh thủy mặc.
Đảo đá hùng vĩ trên vịnh Bái Tử Long - Ảnh: The Au Co.
Với những hòn đảo xinh đẹp và những bãi cát dài Vịnh Bái Tử Long ngày càng thu hút khách nước ngoài tham quan.
Núi, biển và cát hòa vào nhau ở Bái Tử Long - Ảnh Khoi Tran Duc.
Vịnh Bái Tử Long bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo lớn và có dân sinh sống. Dân cư trên vịnh sống tập trung ở huyện đảo Vân Đồn và các đảo Quan Lạn, Bản Sen, Ngọc Vừng…Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.
Bái Tử Long nhìn từ trên cao - Ảnh: Gregor Samsa
Cánh đồng Quan Lạn mùa gặt - Ảnh: Joana Bochecha
Chiếc tàu ra khơi trên vịnh Bái Tử Long - Ảnh: Phuc Hung.
Bạch Long Vĩ ("đuôi rồng trắng") là một đảo đồng thời là một huyện thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Đây là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở khoảng giữa vịnh.
Đảo Bạch Long Vĩ - Ảnh: Pham Anh Quang
Ngoài ra, đảo còn nằm trên một trong 8 ngư trường lớn của Vịnh Bắc bộ, có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng biển của Việt Nam ở khu vực này. Trên bình đồ, đảo Bạch Long Vĩ có hình dạng một hình tam giác với chu vi dài khoảng 6,5km.
Bạch Long Vĩ - hòn đảo tiền tiêu vùng biển phía Bắc Việt Nam - Ảnh: Trần Phương.
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hải Phòng
Nước biển trong vắt gần bờ Bạch Long Vĩ - Ảnh: Phạm Anh Quang
Bãi biển Bạch Long Vĩ nguyên sơ, trong lành - Ảnh: Phạm Anh Quang
Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội
Bạch Long Vĩ về đêm vẫn tấp nập tàu thuyền - Ảnh: Pham Anh Quang
Xem thêm: Các tour du lịch Hải Phòng
Mời các bạn xem tiếp: 10 địa danh Rồng nổi tiếng nhất Việt Nam (phần 2)
Linh Sa - mytourblogs.com
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền mytourblogs.com. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại mytourblogs.com.
Rồng nổi Hạ Long là một hình thức nghệ thuật truyền thống của người dân tộc Việt Nam, được thể hiện qua các con thuyền được chế tác tinh xảo, có hình dáng giống như con rồng nổi trên mặt nước.
Điểm đến có rồng nổi nổi tiếng nhất ở Hà Nội chính là Hồ Hoàn Kiếm, nơi có câu chuyện về con rùa vàng trả lại kiếm cho vua Lê Lợi.
Rồng nổi là biểu tượng của sức mạnh, uy quyền và may mắn trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Nó được coi là linh vật của đất nước và được sử dụng trong nhiều lễ hội, sự kiện quan trọng.
Ngoài Hạ Long và Hồ Hoàn Kiếm, các địa danh khác ở miền Bắc có rồng nổi nổi tiếng bao gồm: Hồ Tây, Hồ Xuân Hương (Lạng Sơn), Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), Hồ Thung Nai (Hòa Bình), Hồ Đồng Mô (Sơn Tây), Hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt).
Tại các địa danh có rồng nổi, du khách có thể tham gia các hoạt động như đi thuyền ngắm cảnh, chụp ảnh với rồng nổi, tham gia các lễ hội truyền thống và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của địa phương.
0 Thích